Nhà nước giao cho tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi đáp ứng điều kiện gì?
- Nhà nước giao cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hỗ trợ kinh phí hoạt động trong trường hợp nào?
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm.
4. Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.
Theo đó, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm.
- Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.
Nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (hình từ Internet)
Nhà nước giao cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định các nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho tổ chức xã hội thực hiện như sau:
Nhiệm vụ Nhà nước giao cho tổ chức xã hội thực hiện
Tổ chức xã hội đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện một trong những nhiệm vụ sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
2. Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
3. Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng.
4. Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo quy định này, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao cho bao gồm các hoạt động sau:
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
- Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
- Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng.
- Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng.
Cơ quan nào có thẩm quyền giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội có đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi toàn quốc hoặc hoạt động trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội có đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi tỉnh mình.
Theo đó, thẩm quyền giao nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội của cơ quan nhà nước được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội có đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi toàn quốc hoặc hoạt động trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho tổ chức xã hội có đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi tỉnh mình.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hỗ trợ kinh phí hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Nhà nước giao
Khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hỗ trợ kinh phí hoạt động khi các hoạt động mà tổ chức xã hội này thực hiện thuộc các hoạt động được nhà nước giao quy định tại Điều 28 Nghị định 99/2011/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?