Nhà nước có chiến lược gì đối với thủy lợi? Quy hoạch thủy lợi và nguyên tắc nhà nước lập quy hoạch thủy lợi là gì?
Nhà nước có chiến lược gì đối với thủy lợi?
Tại Điều 10 Luật Thủy lợi 2017 quy định chiến lược thủy lợi như sau:
"1. Chiến lược thủy lợi được xây dựng cho chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 30 năm hoặc dài hơn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chiến lược thủy lợi được cập nhật, điều chỉnh khi có sự thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc khi có biến động lớn do thiên tai.
2. Chiến lược thủy lợi xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển thủy lợi trên phạm vi toàn quốc.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược thủy lợi."
Quy hoạch thủy lợi được nhà nước quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Luật Thủy lợi 2017 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định quy hoạch thủy lợi như sau:
- Quy hoạch thủy lợi là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, làm cơ sở để đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Quy hoạch thủy lợi bao gồm các loại sau:
+ Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh;
+ Quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh trở lên.
- Quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh trở lên phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh.
- Quy hoạch thủy lợi được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn là từ 30 năm đến 50 năm và được rà soát theo định kỳ 05 năm.
- Quy hoạch thủy lợi được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược thủy lợi, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng hoặc khi có biến động lớn tác động đến mục tiêu chính của quy hoạch thủy lợi.
Quy hoạch thủy lợi
Dựa theo nguyên tắc nào lập quy hoạch thủy lợi?
Tại Điều 12 Luật Thủy lợi 2017 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi như sau:
Việc lập quy hoạch thủy lợi phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với chiến lược thủy lợi, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch vùng; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Gắn kết với quy hoạch kết cấu hạ tầng quốc gia và các quy hoạch có liên quan;
- Bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; thích ứng -i tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông; phát triển bền vững;
- Phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm hài hòa giữa khai thác với bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng, chống thiên tai; chú trọng cấp nước cho hải đảo, vùng ven biển, khu vực biên giới, miền núi và vùng ven hồ chứa thủy điện;
- Bảo đảm cân đối nguồn nước trong phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính; chuyển nước từ nơi thừa đến nơi thiếu; trữ nước mùa mưa cho mùa khô, năm nhiều nước cho năm ít nước.
Trong quy hoạch thủy lợi gồm có nội dung gì?
Theo Điều 13 Luật Thủy lợi 2017 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định nội dung quy hoạch thủy lợi như sau
- Quy hoạch thủy lợi xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực thủy lợi theo phạm vi quy hoạch.
- Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng thủy lợi, kết quả thực hiện quy hoạch thời kỳ trước;
+ Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển, nguồn nước trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi;
+ Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường đối với thủy lợi; cơ hội và thách thức đối với phát triển thủy lợi trên phạm vi lưu vực sông;
+ Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển thủy lợi trên phạm vi lưu vực sông;
+ Phân tích, tính toán và xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển trên phạm vi lưu vực sông; bảo đảm tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, giảm thiểu rủi ro hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác liên quan đến nước trên phạm vi lưu vực sông;
+ Đề xuất giải pháp, danh mục công trình, dự án, thứ tự ưu tiên;
+ Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; nhu cầu sử dụng đất để chứa vật liệu nạo vét, mở rộng kênh, mương;
+ Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;
+ Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch.
- Quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ 02 tỉnh trở lên bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng thủy lợi, kết quả thực hiện quy hoạch thủy lợi thời kỳ trước trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi;
+ Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển, nguồn nước trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi;
+ Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với thủy lợi; cơ hội và thách thức đối với phát triển thủy lợi trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi;
+ Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển thủy lợi trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi;
+ Phân tích, tính toán và xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển; xác định giải pháp thủy lợi cho từng loại đối tượng trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi; phương án phối hợp vận hành giữa các công trình thủy lợi trong hệ thống công trình thủy lợi; bảo đảm tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, giảm thiểu rủi ro hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác liên quan đến nước trên phạm vi hệ thống công trình thủy lợi;
+ Đề xuất giải pháp, danh mục công trình, dự án, thứ tự ưu tiên;
+ Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; nhu cầu sử dụng đất để chứa vật liệu nạo vét, mở rộng kênh, mương;
+ Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;
+ Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?