Nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp có Trình độ chuyên môn, Trình độ ngoại ngữ và tin học như thế nào để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn?
- Nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp có Trình độ chuyên môn, Trình độ ngoại ngữ và tin học như thế nào để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn?
- Trình độ ngoại ngữ và tin học của nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp như thế nào để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn?
- Nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về học tập và bồi dưỡng nâng cao?
Nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp có Trình độ chuyên môn, Trình độ ngoại ngữ và tin học như thế nào để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn như sau:
Tiêu chuẩn 1 về Trình độ chuyên môn
...
3. Đối với nhà giáo dạy tích hợp
a) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;
b) Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
c) Có kiến thức về môn học, mô-đun của ngành, nghề liên quan;
d) Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
đ) Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
e) Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Theo đó, đối với nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp có Trình độ chuyên môn như sau:
- Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với ngành, nghề giảng dạy để dạy thực hành trình độ trung cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia Bậc 2 hoặc chứng nhận bậc thợ 4/7, 3/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc tương đương;
- Nắm vững kiến thức ngành, nghề được phân công giảng dạy;
- Có kiến thức về môn học, mô-đun của ngành, nghề liên quan;
- Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
- Tổ chức được các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ ngành, nghề được phân công giảng dạy.
Nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp (Hình từ Internet)
Trình độ ngoại ngữ và tin học của nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp như thế nào để đáp ứng tiêu chí về năng lực chuyên môn?
Theo Điều 18 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định về Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ như sau:
Tiêu chuẩn 2 về Trình độ ngoại ngữ
Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học căn cứ theo Điều 19 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học
Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của mình theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Đồng thời, có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.
Nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về học tập và bồi dưỡng nâng cao?
Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao như sau:
Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao
1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp.
2. Tham gia hội giảng các cấp.
3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp phải thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp. Tham gia hội giảng các cấp. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Và tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Lưu ý, Thông tư này không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo giảng dạy tại các trường cao đẳng, trường trung cấp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?