Nhà đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi trong Bảo tàng có bảo đảm quy định pháp luật không?

Cho tôi hỏi việc nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ phục vụ nước giải khát, ăn uống trong khuôn viên Bảo tàng có bảo đảm quy định pháp luật hay không, nếu có thì được căn cứ tại quy định nào của pháp luật? - Câu hỏi của anh Phùng (Quảng Ngãi).

Nhà đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi trong Bảo tàng có bảo đảm quy định pháp luật không?

Đối với việc cung cấp dịch vụ của bảo tàng thì tại Điều 12 Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL có quy định như sau:

Hoạt động dịch vụ
1. Hoạt động dịch vụ của bảo tàng bao gồm:
a) Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí và dịch vụ khác;
b) Tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của bảo tàng;
c) Tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch;
d) Cung cấp thông tin, tư liệu;
đ) Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng;
e) Giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
g) Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật;
h) Hợp tác khai quật khảo cổ;
i) Hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
2. Hoạt động dịch vụ của bảo tàng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng và quy định của pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân.

Theo đó thì việc nhà đầu tư đang thực hiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ như cà phê, ăn sáng nhằm phục vụ du khách trong khuôn viên khu bảo tàng là phù hợp và đảm bảo quy định pháp luật.

Nhà đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi trong Bảo tàng có phù hợp với quy định pháp luật nhay không?

Nhà đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi trong Bảo tàng có phù hợp với quy định pháp luật nhay không? (Hình từ Internet)

Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức nào?

Tại Điều 6 Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể như sau:

Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể
1. Bảo tàng được sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể ở trong và ngoài nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng.
2. Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây:
a) Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;
b) Khai quật khảo cổ;
c) Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;
d) Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.
Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Tài liệu, hiện vật của bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong các trường hợp sau:
a) Không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo tàng;
b) Bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi;
c) Được xác định gây hại cho con người và môi trường;
d) Được xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học;
đ) Được xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
e) Được xác định nguồn gốc bất hợp pháp.
Căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học của bảo tàng và quy định pháp luật có liên quan, Giám đốc bảo tàng ngoài công lập quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật; Giám đốc bảo tàng công lập đề nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của bảo tàng quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật.

Theo đó bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây:

- Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;

- Khai quật khảo cổ;

- Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;

- Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.

Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bảo tàng có thể tổ chức các hoạt động giáo dục nào?

Tại Điều 10 Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về hoạt động giáo dục của bảo tàng như sau:

Hoạt động giáo dục
1. Hoạt động giáo dục của bảo tàng bao gồm:
a) Hướng dẫn tham quan;
b) Tổ chức chương trình giáo dục;
c) Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề;
d) Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.
2. Chương trình giáo dục của bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động và đối tượng công chúng của bảo tàng.
3. Chương trình giáo dục của bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

Theo đó hoạt động giáo dục của bảo tàng bao gồm:

- Hướng dẫn tham quan;

- Tổ chức chương trình giáo dục;

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề;

- Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.

Bảo tàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo tàng là gì? Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập mới nhất ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xếp hạng bảo tàng được quy định như thế nào? Ai là người có quyền xếp hạng bảo tàng?
Pháp luật
Bảo tàng hạng I phải đạt những tiêu chuẩn nào? Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng I được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Bảo tàng cấp tỉnh được xây dựng lâu đời, có nhiều hiện vật quý hiếm được công nhận là bảo tàng hạng mấy?
Pháp luật
Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam có chức năng gì? Kinh phí hoạt động của Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam được cấp từ nguồn kinh phí nào?
Pháp luật
Bảo tàng Văn học Việt Nam có phải trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam không? Kinh phí hoạt động của Bảo tàng Văn học Việt Nam được cấp từ những nguồn nào?
Pháp luật
Kiểm kê hiện vật bảo tàng có những hoạt động thế nào? Kiểm kê hiện vật bảo tàng có cần phải ghi số hiệu hiện vật không?
Pháp luật
Hiện vật để nhập vào kho cơ sở bảo tàng phải đáp ứng được những điều kiện gì? Nhập hiện vật vào cơ sở bảo tàng có quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà đầu tư kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi trong Bảo tàng có bảo đảm quy định pháp luật không?
Pháp luật
Bảo tàng được xếp hạng III khi đáp ứng những tiêu chí nào? Thủ tục xếp hạng bảo tàng hạng III được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo tàng
837 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo tàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo tàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào