Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam có được đem đi biếu tặng không?
Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam có được đem đi biếu tặng không?
Căn cứ theo Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định xử lý nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu hủy tại Việt Nam.
...
Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên vật liệu dư thừa có thể được thực hiện theo hình thức biếu, tặng tại Việt Nam.
Nguyên vật liệu dư thừa trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam có được đem đi biếu tặng không? (Hình từ Internet)
Các bên giao kết hợp đồng gia công có quyền và nghĩa vụ thế nào?
(1) Quyền của bên nhận gia công được quy định tại Điều 547 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
+ Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
+ Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
+ Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.
(2) Nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định tại Điều 546 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
+ Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
+ Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
+ Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
+ Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
+ Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công được miễn thuế nhập khẩu khi nào?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về miễn thuế, cụ thể như sau:
Miễn thuế
...
6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu thì được miễn thuế nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tài chính phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là gì? Điều kiện xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là gì?
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Biên bản họp lớp là gì? Mẫu Biên bản họp lớp được sử dụng phổ biến? Tải về mẫu biên bản họp lớp?
- Viết đoạn văn kể về việc đã làm cùng người thân lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?