Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gì?
- Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gì?
- Số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gì?
- Cách xác định số lợi bất hợp pháp trong trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy như thế nào?
Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như sau:
- Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
- Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quá.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định sổ lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.
Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gì? (Hình từ Internet)
Số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như sau:
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm e, khoản 3, Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 2, Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ- CP là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc tài sản khác có được từ hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đó đã thực hiện trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cách xác định số lợi bất hợp pháp trong trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 65/2022/TT-BTC quy định như sau:
Xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác
1. Số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính là các tài sản khác theo quy định của Bộ Luật Dân sự.
2. Vật quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114 Bộ Luật Dân sự.
3. Tài sản khác quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 105, Điều 107, Điều 109 và Điều 115 Bộ Luật Dân sự.
4. Trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
Trường hợp vật, tài sản khác là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ thì số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.
Như vậy theo quy định trên trường hợp vật, tài sản khác không phải hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy thì số lợi bất hợp pháp được xác định như sau:
- Bằng số tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản (nếu không có giá trị thị trường).
- Bằng giá trị tiền của tài sản ghi trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định về xử phạt vi phạm hành chính Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?