Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước theo Luật Giá 2023 là gì? Phương pháp định giá được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước theo Luật Giá 2023 là gì? - câu hỏi của chị Hà (Đơn Dương).

Nguyên tắc định giá của Nhà nước theo Luật Giá 2023 là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giá 2023 quy định nguyên tắc định giá của nhà nước theo Luật Giá 2023 như sau:

- Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giá và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng;

- Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.

Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước theo Luật Giá 2023 là gì? Phương pháp định giá được quy định như thế nào?

Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước theo Luật Giá 2023 là gì? Phương pháp định giá được quy định như thế nào?

Căn cứ định giá của Nhà nước theo Luật Giá 2023 là gì?

Căn cứ theo quy định khoản 2 Điều 22 Luật Giá 2023 quy định căn cứ định giá của Nhà nước như sau:

- Yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ;

- Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng;

- Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.

Phương pháp định giá của Nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Giá 2023 quy định như sau:

Phương pháp định giá
1. Phương pháp định giá là cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này;
b) Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng.

Theo như quy định trên, Phương pháp định giá của Nhà nước được quy định như sau:

- Phương pháp định giá là cách thức để xác định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo các hình thức định giá:

+ Giá cụ thể là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng mức giá đó;

+ Giá tối thiểu là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức giá đó;

+ Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó;

+ Khung giá là khoảng giới hạn mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa của khung giá đó.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ:

- Hàng hóa, dịch vụ:

+ Giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Giá nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;

+ Giá điện và giá các dịch vụ về điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực;

+ Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

+ Học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;

+ Tiền bản quyền khi khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được, tiền đền bù đối với quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng.

Luật Giá 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

Định giá tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Định giá tài sản trong thi hành án dân sự được quy định thế nào?
Pháp luật
Không thành lập hội đồng định giá tài sản công sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trong vụ án dân sự, định giá tài sản là một trong các biện pháp Tòa án thu thập chứng cứ? Trình tự, thủ tục thực hiện thế nào?
Pháp luật
Trong tố tụng dân sự, mẫu biên bản không tiến hành định giá được tài sản mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu?
Pháp luật
Mẫu Biên bản định giá tài sản trong tố tụng dân sự là mẫu nào? Kết quả định giá tài sản có được xem là chứng cứ?
Pháp luật
Số lượng thành viên Hội đồng định giá tài sản theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế có bắt buộc phải là số lẻ không?
Pháp luật
Khi định giá tài sản là hàng cấm trong tố tụng hình sự thì căn cứ định giá nào được ưu tiên áp dụng đầu tiên?
Pháp luật
Định giá tài sản là hàng giả trong tố tụng hình sự có được xác định giá theo giá của hàng thật không?
Pháp luật
Giá thị trường của tài sản là một căn cứ để định giá tài sản trong tố tụng hình sự đúng hay không?
Pháp luật
Kết luận định giá tài sản trong tố tụng hình sự bắt buộc phải có chữ ký của tất cả thành viên hội đồng định giá tài sản không?
Pháp luật
Kết luận giám định định giá tài sản có thể được thay thế bởi chứng thư thẩm định giá trong tố tụng hình sự để đánh giá thiệt hại được hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Định giá tài sản
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,743 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Định giá tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Định giá tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào