Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân như thế nào từ ngày 01/11/2022?
Giá trị pháp lý của văn bản điện tử?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022, quy định như sau:
Giá trị pháp lý của văn bản điện tử
1. Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
2. Chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
3. Văn bản điện tử không thuộc khoản 1 Điều này được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Tòa án nhân dân có giá trị để biết, tham khảo, không thay thế cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
Như vậy, văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật sẽ có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
Bên cạnh đó, chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
Trường hợp văn bản điện tử không được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Tòa án nhân dân thì chỉ có giá trị để biết, tham khảo, không thay thế cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân như thế nào từ ngày 01/11/2022? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022, quy định nguyên tắc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân như sau:
Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử
1. Việc tiếp nhận, phát hành văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử và tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, quy định của Tòa án nhân dân về văn thư, lưu trữ.
2. Tất cả văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các đơn vị trong Tòa án nhân dân được phát hành, tiếp nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Tòa án nhân dân (https://bdlh.toaan.gov.vn), trừ các trường hợp bên gửi và bên nhận chưa đáp ứng được các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin, giải pháp kết nối, liên thông để nhận, gửi văn bản điện tử. Bên nhận có quyền từ chối nhận văn bản điện từ, nếu văn bản điện tử đó không đảm bảo nguyên tắc, yêu cầu về phát hành, tiếp nhận và phải chịu trách nhiệm về việc từ chối đó, đồng thời bên nhận phản hồi cho bên gửi được biết thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Tòa án nhân dân.
Như vậy, việc tiếp nhận, phát hành văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử và tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, quy định của Tòa án nhân dân về văn thư, lưu trữ.
Khi tiến hành tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về:
- Định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu;
- Loại chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp giao dịch điện tử cần có chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử;
- Các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật của giao dịch điện tử.
Tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân từ ngày 01/11/2022?
Tại Điều 2 Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022, Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.
Bên cạnh đó, quy định tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các Tòa án, đơn vị trong Tòa án nhân dân áp dụng cho các đối tượng sau:
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án quân sự trung ương; các Tòa án nhân dân cấp cao;
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh);
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện);
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Xem thêm chi tiết nội dung tại: Quyết định 296/QĐ-TANDTC năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?