Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
- Các hành vi không được làm trong việc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Khái niệm "Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh" được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 51/2024/QĐ-UBND như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau
1. Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Cơ sở dữ liệu của Thành phố) là các thông tin được thu thập từ mẫu sơ yếu lý lịch ban hành kèm theo Thông tư số 06/2023/TT-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước (gọi tắt là Thông tư số 06/2023/TT-BNV) của mỗi cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; được tổ chức thành tập hợp thông tin có cấu trúc để cập nhật, khai thác và quản lý thông qua trang thiết bị công nghệ thông tin.
...
Theo đó, cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là các thông tin được thu thập từ mẫu sơ yếu lý lịch ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước của mỗi cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; được tổ chức thành tập hợp thông tin có cấu trúc để cập nhật, khai thác và quản lý thông qua trang thiết bị công nghệ thông tin.
Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 4 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 51/2024/QĐ-UBND như sau:
- Cơ sở dữ liệu của Thành phố được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu của Thành phố và được quản lý thống nhất tại Sở Nội vụ. Quyền cập nhật, khai thác thông tin được cấp theo đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích sử dụng của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Cơ sở dữ liệu của Thành phố phải đáp ứng được yêu cầu cập nhật, sử dụng, khai thác thông tin 24/24 giờ hằng ngày, trừ thời gian tạm dừng để bảo dưỡng, nâng cấp (có thông báo cụ thể).
- Những thông tin có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thời gian công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh phải được cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác theo thời gian thực.
- Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cung cấp 01 tài khoản để truy cập vào Cơ sở dữ liệu của Thành phố; chịu trách nhiệm về việc khai báo thông tin cá nhân lên Cơ sở dữ liệu của Thành phố và cập nhật kịp thời những thay đổi về thông tin cá nhân.
- Chỉ những người có thẩm quyền quản lý hoặc được cấp quyền truy cập mới được phép sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu của Thành phố.
- Các cơ quan, đơn vị theo phân cấp về công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm đôn đốc việc cập nhật kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin cá nhân hiện có vào Cơ sở dữ liệu của Thành phố.
- Việc kết nối và chia sẻ Cơ sở dữ liệu của Thành phố với các hệ thống khác thực hiện theo quy định của pháp luật và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.
Các hành vi không được làm trong việc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Các hành vi không được làm được quy định tại Điều 5 Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 51/2024/QĐ-UBND như sau:
Các hành vi không được làm
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, các hành vi khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, các hành vi không được làm trong việc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Mua bán, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trái quy định của pháp luật.
- Vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền bảo vệ thông tin cá nhân khi kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Làm sai lệch dữ liệu trong quá trình lưu chuyển dữ liệu từ cơ quan cung cấp dữ liệu tới cơ quan khai thác dữ liệu.
- Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, làm gián đoạn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?