Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì?
Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT thì nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cụ thể như sau:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số.
- Ý kiến của từng thành viên hội đồng và ý kiến của hội đồng được thể hiện trong biên bản họp hội đồng thẩm định.
- Hội đồng kết luận theo 02 mức độ:
+ Đạt yêu cầu khi có từ hai phần ba (2/3) số thành viên hội đồng theo quyết định thành lập trở lên đánh giá đạt và đạt với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung;
+ Không đạt yêu cầu khi trên một phần ba (1/3) số thành viên hội đồng đánh giá không đạt yêu cầu.
- Kết quả thẩm định là kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định theo 02 mức độ quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT.
Trong trường hợp kết quả thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn không đạt yêu cầu, cơ quan được giao lập dự án hoàn thiện hồ sơ dự án theo kết luận của hội đồng và gửi cơ quan tổ chức thẩm định đề hội đồng họp thẩm định lại.
- Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là gì?
Trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước được quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
Về trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước:
- Quyết định triệu tập cuộc họp hội đồng thẩm định;
- Điều hành cuộc họp hội đồng thẩm định;
- Xử lý các ý kiến được nêu trong cuộc họp hội đồng thẩm định; kết luận cuộc họp hội đồng và chịu trách nhiệm về các kết luận của hội đồng thẩm định;
- Ký biên bản cuộc họp hội đồng thẩm định và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực của các nội dung ghi trong biên bản họp hội đồng thẩm định theo Mẫu số 3.3 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT.
Về trách nhiệm và quyền hạn của thành viên hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước:
- Xem xét nghiên cứu, đánh giá, góp ý hoàn thiện nội dung hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước;
- Tham gia cuộc họp hội đồng thẩm định, trường hợp không tham dự cuộc họp hội đồng, có trách nhiệm gửi bản nhận xét đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cho cơ quan tổ chức thẩm định trước khi cuộc họp hội đồng thẩm định được tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc;
- Viết bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.1 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT và trình bày bản nhận xét tại cuộc họp hội đồng thẩm định;
- Điền phiếu thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.2 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT;
- Có ý kiến tại cuộc họp hội đồng thẩm định; bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của hội đồng thẩm định;
- Viết nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đã được chỉnh sửa, bổ sung sau cuộc họp hội đồng thẩm định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tổ chức thẩm định;
- Tham gia các hoạt động có liên quan đến thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước khi Chủ tịch hội đồng hoặc cơ quan tổ chức thẩm định yêu cầu;
- Có trách nhiệm trước cơ quan tổ chức thẩm định về các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định;
+ Đảm bảo các quy định về bảo mật thông tin có trong hồ sơ, quá trình thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Có bao nhiêu nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như sau:
- Việc bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước.
- Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước.
- Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.
Như vậy, có 03 nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước như đã phân tích ở trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?