Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về nợ cho vay được khoanh đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về nợ cho vay được khoanh đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 291- Nợ cho vay được khoanh
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCTCVM cho các khách hàng vay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận khoanh nợ cho các khoản nợ này không phải trả lãi;
b) TCTCVM mở sổ chi tiết theo từng khoản nợ cho vay được khoanh theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng khách hàng vay, số đã trả.
...
Như vậy, nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về nợ cho vay được khoanh áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền tổ chức tài chính vi mô cho các khách hàng vay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận khoanh nợ cho các khoản nợ này không phải trả lãi;
- Tổ chức tài chính vi mô mở sổ chi tiết theo từng khoản nợ cho vay được khoanh theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng khách hàng vay, số đã trả.
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về nợ cho vay được khoanh đối với tổ chức tài chính vi mô là gì? (Hình từ Internet)
Tài khoản kế toán về nợ cho vay được khoanh bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Hệ thống tài khoản kế toán về nợ cho vay được khoanh của tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 291- Nợ cho vay được khoanh
...
2. Tài khoản 291 có các tài khoản cấp 2 sau:
2911- Cho vay ngắn hạn
2912- Cho vay trung hạn
2913- Cho vay dài hạn
3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 291:
Bên Nợ: - Số tiền cho vay đã được khoanh.
Bên Có: - Số tiền cho vay khách hàng trả nợ.
- Số tiền được chấp thuận cho xử lý.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số nợ cho vay được khoanh hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ cho vay được khoanh.
Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán về nợ cho vay được khoanh của tổ chức tài chính vi mô bao gồm các tài khoản cấp 2 sau:
+ 2911 - Cho vay ngắn hạn
+ 2912 - Cho vay trung hạn
+ 2913 - Cho vay dài hạn
Các tài khoản có nội dung và kết cấu như sau:
Bên Nợ: - Số tiền cho vay đã được khoanh.
Bên Có: - Số tiền cho vay khách hàng trả nợ.
- Số tiền được chấp thuận cho xử lý.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số nợ cho vay được khoanh hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có nợ cho vay được khoanh.
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về dự phòng rủi ro cho vay áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về dự phòng rủi ro cho vay áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 299- Dự phòng rủi ro cho vay
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh việc TCTCVM lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTCVM;
b) Khoản dự phòng rủi ro cho vay để xử lý những tổn thất do các rủi ro có thể xảy ra khi cho vay, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, TCTCVM phải trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay, hạch toán vào chi phí của TCTCVM;
c) TCTCVM phải mở sổ chi tiết để theo dõi số dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ, từng khách hàng vay;
d) Việc trích lập, hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay và việc xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi phải theo quy định của pháp luật hiện hành về trích lập và sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTCVM.
...
Như vậy, nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về dự phòng rủi ro cho vay áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô;
- Khoản dự phòng rủi ro cho vay để xử lý những tổn thất do các rủi ro có thể xảy ra khi cho vay, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, tổ chức tài chính vi mô phải trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay, hạch toán vào chi phí của tổ chức tài chính vi mô;
- Tổ chức tài chính vi mô phải mở sổ chi tiết để theo dõi số dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ, từng khách hàng vay;
- Việc trích lập, hoàn nhập dự phòng rủi ro cho vay và việc xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi phải theo quy định của pháp luật hiện hành về trích lập và sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?