Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô là gì?
- Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô là gì?
- Tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
- Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về dự phòng rủi ro các khoản phải thu của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 351 - Các khoản phải thu bên ngoài
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản TCTCVM phải thu bên ngoài;
b) TCTCVM phải mở tài khoản chi tiết theo dõi từng đối tượng phải thu, từng khoản phải thu;
c) Trong kế toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được;
Như vậy, nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tổ chức tài chính vi mô phải thu bên ngoài;
- Tổ chức tài chính vi mô phải mở tài khoản chi tiết theo dõi từng đối tượng phải thu, từng khoản phải thu;
- Trong kế toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô là gì? (Hình từ Internet)
Tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Hệ thống tài khoản kế toán về các khoản phải thu bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 31/2019/TT-NHNN bao gồm những tài khoản cấp 2 sau:
+ Tài khoản 3511 - Phải thu từ cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu từ việc cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
Bên Nợ: - Số tiền phải thu từ cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính phát sinh.
Bên Có: - Số tiền phải thu từ cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính đã thu được.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số tiền TCTCVM phải thu từ cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng.
+ Tài khoản 3512 - Phải thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu từ việc cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
Bên Nợ: - Số tiền phải thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền phát sinh.
Bên Có: - Số tiền phải thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền đã thu được.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số tiền tổ chức tài chính vi mô phải thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng.
+ Tài khoản 3513 - Phải thu từ hoạt động đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải thu từ làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Bên Nợ: - Số tiền phải thu từ làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm phát sinh.
Bên Có: - Số tiền phải thu từ làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm đã thu được.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số tiền tổ chức tài chính vi mô phải thu từ làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng.
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về dự phòng rủi ro các khoản phải thu của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về dự phòng rủi ro các khoản phải thu áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tài chính vi mô xác định các khoản nợ phải thu khó đòi để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
- Tổ chức tài chính vi mô trích lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý.
+ Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?