Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (881) về chi phí dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về chi phí dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Hệ thống tài khoản kế toán về chi phí dự phòng của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
- Khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 881 về chi phí dự phòng tổ chức tài chính vi mô cần lưu ý những gì?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chi phí dự phòng không?
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về chi phí dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán về chi phí dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 1 Điều 57 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản dự phòng của tổ chức tài chính vi mô, bao gồm: dự phòng rủi ro cho vay; dự phòng rủi ro phải thu, dự phòng phải trả, chi phí bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng....
+ Dự phòng rủi ro cho vay: phản ánh việc tổ chức tài chính vi mô lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành đối với các khoản cho khách hàng vay của tổ chức tài chính vi mô.
+ Dự phòng rủi ro phải thu bên ngoài: phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng cho các khoản phải thu bên ngoài của tổ chức tài chính vi mô.
+ Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng cho các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô.
+ Dự phòng rủi ro khác: phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng của tổ chức tài chính vi mô khi quy định cho phép như: dự phòng phải trả....
- Tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập và xử lý các khoản dự phòng theo đúng quy định tại chế độ tài chính và các quy định pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (881) về chi phí dự phòng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống tài khoản kế toán về chi phí dự phòng của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì hệ thống tài khoản kế toán về chi phí dự phòng của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 sau:
+ 8811 - Chi phí dự phòng rủi ro cho vay;
+ 8813 - Chi dự phòng tổn thất các khoản đầu tư;
+ 8812 - Chi dự phòng nợ phải thu khó đòi;
+ 8819 - Chi dự phòng rủi ro khác.
Khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 881 về chi phí dự phòng tổ chức tài chính vi mô cần lưu ý những gì?
Căn cứ theo quy định về phương pháp hạch toán, kế toán tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì khi mở tài khoản chi tiết để hạch toán đối với tài khoản 881 về chi phí dự phòng tổ chức tài chính vi mô cần phải lưu ý đảm bảo:
- Ghi chép, theo dõi và lưu trữ thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán làm căn cứ phản ánh, kiểm tra đối chiếu với tài khoản tổng hợp chính xác, kịp thời và đầy đủ theo quy định của pháp luật kế toán;
- Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Lập, gửi các loại báo cáo chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể theo quy định của Nhà nước và ngân hàng nhà nước.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về chi phí dự phòng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
c) Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nợ - Có - Số dư Nợ).
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về chi phí dự phòng nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách thức kê khai và nộp số thuế đã khấu trừ thuộc nền tảng thương mại điện tử từ ngày 1/7/2025 ra sao?
- Tổ chức không phải là ngân hàng có được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không?
- Thời hạn khiếu nại với quyết định đánh giá viên chức? Có bao nhiêu tiêu chí chung về đánh giá chất lượng viên chức?
- Có xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang bị tạm giam không? Hình thức kỷ luật lao động sa thải được áp dụng trong trường hợp nào?
- Hợp tác xã được hưởng mức ưu đãi thuế cao nhất trong cùng lĩnh vực ngành nghề và địa bàn phải không?