Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (471) về dự phòng phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (471) về dự phòng phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Kết cấu tài khoản kế toán về dự phòng phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về dự phòng phải trả không?
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (471) về dự phòng phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 471- Dự phòng phải trả
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của TCTCVM;
b) TCTCVM thực hiện việc trích lập dự phòng phải trả theo quy định của pháp luật về tài chính của TCTCVM;
c) Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí hoạt động của kỳ kế toán đó.
Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí hoạt động của kỳ kế toán đó;
d) Khi lập dự phòng phải trả, TCTCVM được ghi nhận vào chi phí.
Như vậy, nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán 471 về dự phòng phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả của TCTCVM;
- TCTCVM thực hiện việc trích lập dự phòng phải trả theo quy định của pháp luật về tài chính của TCTCVM;
- Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí hoạt động của kỳ kế toán đó.
Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng thì số chênh lệch phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí hoạt động của kỳ kế toán đó;
- Khi lập dự phòng phải trả, TCTCVM được ghi nhận vào chi phí.
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản kế toán (471) về dự phòng phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Kết cấu tài khoản kế toán về dự phòng phải trả của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 471- Dự phòng phải trả
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 471:
Bên Nợ:
- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu.
- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi TCTCVM chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ.
- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
Bên Có:
- Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
Số dư bên Có:
- Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết:
Mở tài khoản chi tiết theo từng loại khoản được trích lập dự phòng rủi ro.
Như vậy, tài khoản kế toán về dự phòng phải trả của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu.
- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi TCTCVM chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ.
- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
Bên Có: - Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
Số dư bên Có: - Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo từng loại khoản được trích lập dự phòng rủi ro.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về dự phòng phải trả không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về dự phòng phải trả nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?