Nguyên nhân gây khe hở vòm miệng là do đâu? Việc điều trị khe hở vòm miệng được thực hiện như thế nào?
Nguyên nhân gây khe hở vòm miệng là do đâu?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 24 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về khe hở vòm miệng như sau:
KHE HỞ VÒM MIỆNG
I. ĐỊNH NGHĨA
Khe hở vòm miệng là khuyết tật bẩm sinh, làm tách rời cấu trúc vòm miệng bao gồm xương vòm miệng, khối cơ nâng vòm hầu, cơ căng màn hầu và niêm mạc.
II. NGUYÊN NHÂN
- Nguyên nhân ngoại lai: các yếu tố tác động xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ bào thai:
+ Vật lý: phóng xạ, tia X, nhiệt học, cơ học...
+ Hóa học: thuốc trừ sâu, dioxin, chì, carbon...
+ Sinh học: virus, xoắn khuẩn, các loại vi khuẩn khác...
+ Thần kinh: stress tâm lý.
- Nguyên nhân nội tại:
+ Di truyền.
+ Khiếm khuyết nhiễm sắc thể.
+ Ảnh hưởng của tuổi và nòi giống.
...
Khe hở vòm miệng là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Khe hở vòm miệng là khuyết tật bẩm sinh, làm tách rời cấu trúc vòm miệng bao gồm xương vòm miệng, khối cơ nâng vòm hầu, cơ căng màn hầu và niêm mạc.
Nguyên nhân gây khe hở vòm miệng là do:
- Nguyên nhân ngoại lai: các yếu tố tác động xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ bào thai:
+ Vật lý: phóng xạ, tia X, nhiệt học, cơ học...
+ Hóa học: thuốc trừ sâu, dioxin, chì, carbon...
+ Sinh học: virus, xoắn khuẩn, các loại vi khuẩn khác...
+ Thần kinh: stress tâm lý.
- Nguyên nhân nội tại:
+ Di truyền.
+ Khiếm khuyết nhiễm sắc thể.
+ Ảnh hưởng của tuổi và nòi giống.
Khe hở vòm miệng (Hình từ Internet)
Việc chẩn đoán khe hở vòm miệng dựa vào các triệu chứng lâm sàng nào?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục 24 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về khe hở vòm miệng như sau:
KHE HỞ VÒM MIỆNG
...
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán có khe hở vòm miệng
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
- Cơ năng
+ Sặc khi bú hoặc khi ăn.
+ Trường hợp trẻ đã biết nói thì có biểu hiện nói ngọng.
- Thực thể
Có khe hở ở vòm miệng.
2. Chẩn đoán mức độ khe hở
Dựa vào lâm sàng tùy theo mức độ khe hở mà có thể chẩn đoán khe hở vòm miệng một bên, hai bên, toàn bộ hoặc không toàn bộ.
a. Khe hở một bên: thành khe hở bên lành liên tục với vách ngăn chính mũi.
- Khe hở không toàn bộ
+ Khe hở lưỡi gà.
+ Khe hở vòm miệng mềm.
+ Khe hở toàn bộ: khe hở bao gồm cả vòm miệng mềm và vòm miệng cứng.
b. Khe hở hai bên: vách ngăn mũi không liên tục với thành khe hở.
- Khe hở toàn bộ.
...
Theo đó, chẩn đoán có khe hở vòm miệng dựa vào các triệu chứng lâm sàng sau:
- Cơ năng
+ Sặc khi bú hoặc khi ăn.
+ Trường hợp trẻ đã biết nói thì có biểu hiện nói ngọng.
- Thực thể
Có khe hở ở vòm miệng.
Chẩn đoán mức độ khe hở dựa vào lâm sàng tùy theo mức độ khe hở mà có thể chẩn đoán khe hở vòm miệng một bên, hai bên, toàn bộ hoặc không toàn bộ.
- Khe hở một bên: thành khe hở bên lành liên tục với vách ngăn chính mũi.
+ Khe hở không toàn bộ
++ Khe hở lưỡi gà.
++ Khe hở vòm miệng mềm.
++ Khe hở toàn bộ: khe hở bao gồm cả vòm miệng mềm và vòm miệng cứng.
- Khe hở hai bên: vách ngăn mũi không liên tục với thành khe hở.
+ Khe hở toàn bộ.
Việc điều trị khe hở vòm miệng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 24 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về khe hở vòm miệng như sau:
KHE HỞ VÒM MIỆNG
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Đóng kín khe hở.
- Phục hồi hệ thống cơ căng và nâng vòm miệng.
- Đẩy lùi vòm miệng ra sau.
- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
2. Điều trị cụ thể
2.1. Phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng
- Điều kiện phẫu thuật
+ Cân nặng: từ 10kg trở lên.
+ Xét nghiệm máu: đủ điều kiện cho phép.
- Các bước phẫu thuật
+ Thiết kế đường rạch niêm mạc theo phương pháp đã lựa chọn.
+ Rạch niêm mạc theo đường thiết kế.
+ Bóc tách lớp niêm mạc vòm miệng, bảo tồn bó mạch khẩu cái sau.
+ Bóc tách lớp niêm mạc nền mũi.
+ Khâu phục hồi theo từng lớp niêm mạc mũi, khối cơ căng màn hầu, niêm mạc vòm miệng
2.2. Điều trị rối loạn phát âm
a. Thời gian điều trị: Tiến hành sau khi mổ đúng khe hở vòm miệng.
b. Kế hoạch điều trị
- Đánh giá chức năng màn hầu.
- Yêu cầu điều trị:
+ Đạt được khẩu hình đúng.
+ Phát âm đúng.
+ Đề xuất các can thiệp bổ sung.
c. Cách thức điều trị
- Tập luyện phát âm.
...
Nguyên tắc điều trị và chi tiết việc điều trị khe hở vòm miệng theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?