Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thư viện là gì? Phát triển mô hình tủ sách gia đình, mô hình gia đình đọc sách được triển khai như thế nào?
- Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thư viện, phát triển kỹ năng đọc và xử lý thông tin cho thiếu nhi là gì?
- Phát triển mô hình tủ sách gia đình, mô hình gia đình đọc sách, gắn kết yêu thương được triển khai như thế nào?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ kiện toàn hệ thống thư viện trong trường học theo hướng hiện đại hơn?
Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thư viện, phát triển kỹ năng đọc và xử lý thông tin cho thiếu nhi là gì?
Căn cứ nội dung tại Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2022 về đẩy mạnh đổi mới hoạt động thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, Thủ tướng đã xác định:
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện và kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu:
+ Môi trường đọc cho thiếu nhi ở nhiều địa phương còn thiếu, chưa thực sự phù hợp và thuận lợi trong tiếp cận thông tin;
+ Tỷ lệ thiếu nhi đọc sách thường xuyên chưa cao và bền vững, hoạt động khuyến đọc nhiều nơi còn mang tính phong trào; chưa thực sự chú trọng việc hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi;
+ Có sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận thông tin và các tiện ích, dịch vụ, sản phẩm thông tin thư viện giữa thành thị và nông thôn, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp, các ngành chưa quan tâm, đầu tư đúng mức, nhất là trong việc bố trí đủ quỹ đất, nhân lực, tài nguyên thông tin và các điều kiện cần thiết khác để thư viện triển khai hiệu quả các hoạt động phục vụ thiếu nhi;
Đồng thời do sự phát triển của các phương tiện truyền thông, thiết bị điện tử, mạng xã hội tác động mạnh mẽ đến thói quen đọc, tiếp cận thông tin của thiếu nhi; sự đổi mới hoạt động của thư viện chưa theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu thực tiễn nói chung; sự phối hợp giữa thư viện trường học với các loại thư viện khác chưa được triển khai đồng bộ, thường xuyên.
Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thư viện là gì? Phát triển mô hình tủ sách gia đình, mô hình gia đình đọc sách được triển khai như thế nào?
Phát triển mô hình tủ sách gia đình, mô hình gia đình đọc sách, gắn kết yêu thương được triển khai như thế nào?
Nhằm hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc, đặc biệt là việc phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các nhiệm vụ tại Mục 1 Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2022 như sau:
- Tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thư viện và các văn bản hướng dẫn; chủ trì hoặc phối hợp triển khai các văn bản liên quan đến phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng thiếu nhi.
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động, phong trào đọc chủ động, thường xuyên cũng như hình thành xu hướng đọc trong thiếu nhi, trọng tâm là nâng cao kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin.
- Xây dựng điểm mô hình khuyến đọc, không gian đọc thân thiện với thiếu nhi; phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình "Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương".
- Tôn vinh những tấm gương ham đọc, ham học; nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay, các sáng kiến ứng dụng đổi mới hoạt động thư viện trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho thiếu nhi, đặc biệt là gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tài chính nghiên cứu việc đề xuất chính sách khuyến khích, thu hút phù hợp cho người làm công tác thư viện phục vụ thiếu nhi, nhất là tại miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ kiện toàn hệ thống thư viện trong trường học theo hướng hiện đại hơn?
Cũng tại Mục 2 Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2022 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ đổi mới hoạt động thư viện, phát triển kỹ năng đọc và xử lý thông tin cho thiếu nhi như sau:
- Tiếp tục chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn hệ thống thư viện trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý theo hướng hiện đại, thân thiện, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng là đối tượng thiếu nhi; bố trí đủ người làm công tác thư viện đạt chuẩn theo quy định.
- Hoàn thiện chính sách, tiêu chuẩn về thư viện trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý và khung chương trình giáo dục bao gồm:
Các giờ học ngoại khóa tại thư viện công cộng; đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, phát triển văn hóa đọc trong học đường, gắn với xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó tập trung nâng cao tinh thần tự đọc, tự học, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận, tra cứu và xử lý thông tin cho thiếu nhi, đồng thời đưa hoạt động này thành nội dung của tiết học chính khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đẩy mạnh việc gắn giáo dục năng lực ngôn ngữ với các năng lực cơ bản như năng lực đọc, năng lực viết; hướng dẫn xây dựng và phát triển các nguồn học liệu mở cho trường học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?