Nguyên lý khi tiến hành kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi của quần áo bảo vệ là gì? Việc đánh giá quần áo bảo vệ được thực hiện thông qua các tiêu chí nào?
- Quá trình kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi của quần áo bảo vệ cần đáp ứng các yêu cầu chung nào khi thực hiện?
- Nguyên lý khi tiến hành kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi của quần áo bảo vệ là gì?
- Việc đánh giá quần áo bảo vệ được thực hiện thông qua các tiêu chí nào?
- Cơ sở nào để kết luận quần áo bảo vệ là sản phẩm không chấp nhận được?
Quá trình kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi của quần áo bảo vệ cần đáp ứng các yêu cầu chung nào khi thực hiện?
Theo quy định tại Mục C.1 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung, các yêu cầu khi thử nghiệm tính năng thực tế của quần áo bảo vệ để kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi được quy định cụ thể như sau:
Yêu cầu chung
Phụ lục này quy định cách thức kiểm tra một số đặc điểm Ecgônômi cơ bản của quần áo bảo vệ cần kiểm tra bằng cách sử dụng các thử nghiệm thực tế đơn giản nếu các đặc điểm này vẫn chưa được quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm liên quan, việc đánh giá Ecgônômi là nhằm giảm rủi ro nguy cơ cho người sử dụng do các thông số như vậy ví dụ như thiết kế kém và không khớp, tương thích kém với các chi tiết liên quan khác của PPE và tương thích kém với các chi tiết khác của quần áo bảo vệ.
CHÚ THÍCH: Thông tin bổ sung và chỉ dẫn được cung cấp trong EN 13921.
Quá trình kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi của quần áo bảo vệ (Hình từ Internet)
Nguyên lý khi tiến hành kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi của quần áo bảo vệ là gì?
Căn cứ quy định tại Mục C.2 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung, việc kiểm tra quần áo bảo vệ được thực hiện dựa trên nguyên lý sau:
Nguyên lý
Việc kiểm tra quần áo bảo vệ nên được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đánh giá (giám định viên) có kinh nghiệm, đầu tiên người giám định viên đọc thông tin do nhà sản xuất cung cấp sau đó kiểm tra quần áo bảo vệ. Tiếp theo (các) giám định viên hoặc (các) đối tượng thử nghiệm thích hợp mặc (các) mẫu thử quần áo có kích cỡ phù hợp. Quần áo bảo vệ cần được mặc cùng với quần áo bình thường mà nó dự định sử dụng cùng. Sau đó thực hiện các bài kiểm tra thực tế đơn giản. Dưới đây là danh sách các câu hỏi. Sản phẩm đạt yêu cầu nếu tất cả các cầu trả lời đưa ra đều tích cực.
Câu trả lời cho các câu hỏi có thể là CÓ, KHÔNG hoặc KHÔNG THỂ QUYẾT ĐỊNH. Tất cả các câu trả lời "KHÔNG THỂ QUYẾT ĐỊNH" nếu có thể nên được giải quyết bằng cách sử dụng các đối tượng thử nghiệm bổ sung. Các quyết định cuối cùng được đưa ra bởi (các) giám định viên.
Người đánh giá có thể gặp khó khăn trong việc quyết định xem một sản phẩm được chấp nhận hay không được chấp nhận. Trong những trường hợp đó, chúng tôi khuyên nên so sánh sản phẩm với các mặt hàng tương tự trên thị trường. Nếu nó tệ hơn một cách đáng kể về mặt Ecgônômi mà không được bù đắp lại các đặc điểm bảo vệ cao hơn, nó có thể được coi là không thoải mái một cách không cần thiết. Cần phải cẩn thận nếu không có sản phẩm nào có thể so sánh trực tiếp. Cũng sẽ phải cẩn thận khi dự định bảo vệ chống lại mối nguy hiểm chết người và 'trạng thái hiện đại' không đem lại điều kiện thoải mái cho người sử dụng cũng như không đem lại các điều kiện thoát khỏi tổn hại do quần áo bảo vệ gây ra. Việc thực hiện các đánh giá Ecgônômi (một cách chủ quan) thường sẽ dẫn đến các khuyến nghị thay đổi để cải thiện quần áo bảo vệ, chứ không phải phát hiện quần áo bảo vệ hoàn toàn không phù hợp các yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn sản phẩm.
Việc đánh giá quần áo bảo vệ được thực hiện thông qua các tiêu chí nào?
Căn cứ Mục C.3 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung, quá trình đánh giá quần áo bảo vệ được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
Đánh giá
C.3.1 Quần áo không có các đặc điểm gây hại
Quần áo bảo vệ cần được kiểm tra bằng tay và bằng mắt để đảm bảo nó không có bất kỳ cạnh sắc hay cứng, các đầu kim loại thò ra, các bề mặt thô ráp hay các chi tiết khác trên bề mặt trong và ngoài của quần áo có khả năng gây tổn hại cho người dùng hay những người khác.
C.3.2. Quần áo bảo vệ, mặc vào, cởi ra và độ vừa khít
Cần xem xét các điểm sau đây:
- dễ dàng mặc vào và cởi ra với sự trợ giúp hoặc không có sự trợ giúp phù hợp với loại quần áo đó;
- quần áo không được quá chật để tạo sự thoải mái. không hạn chế hít thở sâu và không hạn chế lưu thông máu ở bất cứ chỗ nào;
- thiết kế quần áo tại phần ống tay và đáy quần, chẳng hạn, để kiểm tra xem chúng có tỷ lệ thích hợp không và định vị thích hợp không;
- sử dụng các thử nghiệm thực tế đơn giản, giám định viên cần kiểm tra xem thông tin do nhà sản xuất cung cấp có đủ rõ ràng, đầy đủ và chính xác để người dùng có thể sử dụng trang phục đúng cách và tránh bất kỳ sai sót nguy hiểm nào khi sử dụng sản phẩm hay không.
C.3.3 Hoạt động của các hệ thống đóng, điều chỉnh và cài
Các điểm sau đây cần được xem xét:
- có đủ phạm vi điều chỉnh;
- dễ vận hành và độ an toàn của các hệ thống đóng và điều chỉnh;
- liệu các hệ thống đóng, điều chỉnh và cài có đủ chắc chắn để chịu được các lực mà chúng có khả năng chịu tác động trong quá trình chuyển động cơ thể và thực hiện các nhiệm vụ mà quần áo bảo vệ được dự kiến hay không.
C.3.4 Sự che đậy khu vực dự kiến được bảo vệ, duy trì sự che đậy trong quá trình di chuyển
Các điểm sau đây cần được xem xét:
- mức độ che đậy bảo vệ thỏa đáng bởi vật liệu bảo vệ hay các cấu trúc đặc biệt ở mọi khu vực quy định bảo vệ;
- mức độ che đậy đó có được duy trì trong quá trình di chuyển vận động ở mức cao nhất dự kiến của người mặc.
C.3.5 Tự do di chuyển
Người mặc quần áo phải có thể thực hiện các chuyển động sau:
- đứng, ngồi, đi bộ và leo cầu thang;
- đưa cả hai tay lên trên đầu;
- cúi người nhặt một vật nhỏ như bút chì.
Các điểm sau đây cần được xem xét:
- tay và chân của quần áo không được dài quá gây cản trở cử động tay chân;
- quần áo không được quá rộng khiến nó bị bay lật phật hoặc chuyển động một cách tùy tiện và bất tiện;
- không nên có những điểm mà tại đó xuất hiện những khoảng trống bất ngờ và ngoài ý muốn giữa hoặc trong các thành phần của quần áo;
- không được có bất kỳ hạn chế vận động vô lý nào ở bất kỳ khớp nối nào.
C.3.6 Tính tương thích với PPE khác từ cùng nhà sản xuất
Cần xem xét các điểm sau đây:
- quần áo bảo vệ thường được mặc như một phần của toàn bộ trang phục bảo vệ cần tương thích với các mẫu đại diện của phần còn lại của toàn bộ trang phục bảo vệ đó;
- việc đeo vào và tháo các chi tiết PPE khác chẳng hạn găng tay và giầy bốt cần được dễ dàng mà không gặp khó khăn."
Cơ sở nào để kết luận quần áo bảo vệ là sản phẩm không chấp nhận được?
Theo quy định tại Mục C.4 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6689:2021 (ISO 13688:2013 with AMD 1:2019) về Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung, cơ sở để kết luận sản phẩm không chấp nhận được được liệt kê cụ thể như sau:
Cơ sở để kết luận sản phẩm không chấp nhận được
Sau đây là những lý do rõ ràng đề kết luận rằng một sản phẩm quần áo bảo vệ không chấp nhận được và không phù hợp cho việc sử dụng:
a) Những đối tượng mà bộ quần áo đó cần phải vừa lại không thể mặc;
b) Quần áo không vừa hoặc sẽ không ở đúng vị trí;
c) Quần áo làm giảm chức năng quan trọng, chẳng hạn thở;
d) Những việc đơn giản cần làm mà không thể thực hiện được khi mặc;
e) Đối tượng thử từ chối tiếp tục đánh giá do đau;
f) Quần áo cản trở mặc/đeo các PPE quan trọng khác.
Như vậy, việc kiểm tra các đặc điểm Ecgônômi của quần áo bảo vệ được quy định cụ thể tại Phụ lục C như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?