Nguyên lý để tạo ra và cung cấp thông tin môi trường định lượng là gì? Khái quát về việc sử dụng thông tin môi trường định lượng?
Thông tin định lượng là gì? Khái quát về việc sử dụng thông tin môi trường định lượng?
Thông tin định lượng là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.9 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14033:2015 (ISO/TS 14033:2012) về Quản lý môi trường - Thông tin môi trường định lượng - Hướng dẫn và ví dụ thì:
Thông tin định lượng (quantitative information) là dữ liệu định lượng đã được xử lý hoặc phân tích trở thành có ý nghĩa cho một mục đích hoặc mục tiêu cụ thể
CHÚ THÍCH: Dữ liệu định lượng có thể bắt nguồn từ các nguồn dữ liệu cấp (bậc) một hoặc cấp hai. Xem 6.2.6 về các ví dụ của nguồn dữ liệu cấp một hoặc cấp hai.
Trong đó, dữ liệu định lượng (quantitative data) là khoản mục dữ liệu bằng số cùng với đơn vị của nó
Khái quát về việc sử dụng thông tin môi trường định lượng: được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14033:2015 (ISO/TS 14033:2012) về Quản lý môi trường - Thông tin môi trường định lượng - Hướng dẫn và ví dụ, cụ thể như sau:
(i) Thông tin môi trường định lượng được sử dụng cho các phép đo, tính toán, đánh giá, so sánh, báo cáo môi trường và cho trao đổi thông tin môi trường.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14033:2015 (ISO/TS 14033:2012) hỗ trợ sử dụng hoặc áp dụng thông tin môi trường định lượng trong tất cả các tiêu chuẩn về quản lý môi trường.
Các ví dụ như chỉ số kết quả hoạt động môi trường, trao đổi thông tin môi trường, công bố môi trường, đánh giá vòng đời, báo cáo phát thải khí nhà kính, dấu vết các bon, dấu vết nước, hiệu quả sinh thái, báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền, báo cáo về tính bền vững và báo cáo về trách nhiệm xã hội.
(ii) Vai trò áp dụng trong mối quan hệ với tiêu chuẩn này được chỉ ra trong Hình 1.
Hình 1 - Hướng dẫn cho thu thập và cung cấp thông tin môi trường định lượng theo phương pháp luận Kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Hành động (Plan-Do-Check-Act, PDCA)
Yêu cầu của việc áp dụng là cơ sở cho các chi tiết kỹ thuật để dữ liệu và thông tin được thu thập và cung cấp như thế nào.
Việc áp dụng cũng quy định ra ý định sử dụng và yêu cầu hoặc sự mong đợi liên quan đến tính tin cậy, độ chính xác và tính minh bạch.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14033:2015 (ISO/TS 14033:2012) cung cấp các hướng dẫn cụ thể khi việc áp dụng bao hàm so sánh giữa thông tin môi trường định lượng của các sản phẩm, quá trình hoặc hệ thống khác nhau.
Thông tin định lượng là gì? Khái quát về việc sử dụng thông tin môi trường định lượng? (Hình từ Internet)
Nguyên lý để tạo ra và cung cấp thông tin môi trường định lượng là gì?
Theo quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14033:2015 (ISO/TS 14033:2012) về Quản lý môi trường - Thông tin môi trường định lượng - Hướng dẫn và ví dụ thì:
Nguyên lý để tạo ra và cung cấp thông tin môi trường định lượng như sau:
Về khái quát: những nguyên lý này là căn bản để đảm bảo rằng thông tin môi trường định lượng đưa ra một sự tính toán đúng sự thực và hợp lý và được dùng như là hướng dẫn cho các quyết định liên quan với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14033:2015 (ISO/TS 14033:2012).
(1) Sự phù hợp: Đảm bảo rằng các nguồn dữ liệu được chọn, ranh giới của hệ thống, các phương pháp đo và phương pháp đánh giá đáp ứng những yêu cầu của các bên hữu quan và sự áp dụng.
CHÚ THÍCH: Những yêu cầu này có thể thay đổi đối với các bên hữu quan khác nhau và các áp dụng khác nhau.
(2) Tính tin cậy: Đưa ra thông tin môi trường định lượng có thật, chính xác và không hiểu sai cho các bên hữu quan.
(3) Tính nhất quán: Xây dựng các dữ liệu và thông tin môi trường định lượng sử dụng các phương pháp và chỉ số được công nhận và có thể tái lập, thừa nhận những giới hạn toàn vẹn liên quan.
(4) Có thể so sánh được: Đảm bảo là thông tin môi trường định lượng được tạo ra, được lựa chọn và được cung cấp theo một cách thức nhất quán, với các đơn vị đo thích hợp, do đó cho phép để so sánh.
VÍ DỤ: So sánh kết quả hoạt động môi trường của một tổ chức qua thời gian, so sánh kết quả hoạt động môi trường của các tổ chức khác nhau.
(5) Minh bạch: Thực hiện các quá trình, quy trình, phương pháp, nguồn dữ liệu và các giả thiết để cung cấp và tạo ra thông tin định lượng có sẵn cho tất cả các bên hữu quan.
CHÚ THÍCH: Điều này nhằm đảm bảo sự diễn giải đúng đắn của các kết quả và để tạo ra các lý do rõ ràng cho mọi phép ngoại suy, đơn giản hóa hoặc lập mô hình được thực hiện, có tính đến tính bí mật của thông tin, nếu có yêu cầu, thêm vào đó, mọi sự không chắc chắn hoặc không đảm bảo là được phát hiện ra.
(6) Hoàn thiện: Phản ánh tất cả thông tin môi trường định lượng cho mục đích sử dụng đã định, theo cách thức mà không cần thêm thông tin tương ứng nào khác.
(7) Chính xác: Giảm thiểu độ không đảm bảo càng nhiều càng tốt và loại bỏ các xu hướng phóng đại hoặc sai lệch.
(8) Thích hợp: Làm cho thông tin môi trường định lượng phù hợp và hoàn toàn có thể hiểu được cho các bên hữu quan, bằng cách sử dụng các định dạng, ngôn ngữ và phương tiện truyền thông đáp ứng những kỳ vọng và nhu cầu của họ.
Hướng dẫn sử dụng thông tin môi trường định lượng để so sánh như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TS 14033:2015 (ISO/TS 14033:2012) về Quản lý môi trường - Thông tin môi trường định lượng - Hướng dẫn và ví dụ thì việc cung cấp hướng dẫn khi thông tin môi trường định lượng được sử dụng để so sánh, như sau đây:
- So sánh phát thải khí CO2 từ các nhà máy sản xuất khác nhau:
- So sánh hiệu quả sinh thái của các sản phẩm khác nhau;
- So sánh đánh giá tác động của vòng đời của các đơn vị chức năng khác nhau;
- So sánh tiêu thụ điện năng do các đơn vị sản xuất khác nhau tiêu thụ.
Khi thu thập và cung cấp các dữ liệu để nhằm so sánh, điều quan trọng là xem xét không chỉ áp dụng sát sườn, mà cũng còn là mọi quyết định được khái quát hóa và lặp lại được khi thu thập cùng dữ liệu hoặc dữ liệu tương tự cho hệ thống khác để so sánh.
Một trong những mục tiêu của thu thập dữ liệu có thể là để tiến hành các nghiên cứu so sánh, như sau đây:
- So sánh của một hệ thống tại hai hoặc nhiều hơn các quãng thời gian khác nhau;
- So sánh hiệu ứng của những thay đổi trong các hệ thống, lĩnh vực và dòng sản phẩm;
- So sánh của các ranh giới vận hành và tổ chức khác nhau trong nội bộ hoặc ở bên ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?