Nguyên đơn có được rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hay không? Nếu được rút đơn khởi kiện thì vụ án giải quyết như thế nào?
Tính chất của xét xử phúc thẩm là gì?
Theo Điều 270 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tính chất xét xử phúc thẩm được quy định như sau:
“Điều 270. Tính chất của xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.”
Nguyên đơn có được rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hay không?
Việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hay tại phiên tòa phúc thẩm được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:
“1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo quy định trên đây, việc bạn rút đơn khởi kiện có được chấp nhận hay không sẽ phụ thuộc vào quyết định của bị đơn, cụ thể:
- Nếu bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
- Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Như vậy, bạn có thể rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm nếu được sự đồng ý của bị đơn.
Nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì vụ án giải quyết thế nào?
Nếu được rút đơn khởi kiện thì vụ án giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định về việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm như sau:
“1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo quy định nếu trên nếu bạn rút đơn khởi kiện và được bị đơn chấp nhận việc rút đơn thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Lưu ý: Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm được pháp luật quy định như thế nào?
Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm được quy định tại Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 148. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm
1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.”
Như vậy, nếu việc bạn rút đơn khởi kiện không được bị đơn chấp nhận thì vụ án vẫn được đưa ra xét xử phúc thẩm theo đúng quy định pháp luật và việc xác định nghĩa vụ vụ chịu án phí phúc thẩm sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?
- Tiêu chuẩn trình độ học vấn hội viên Hội Nhà báo Việt Nam? Hội viên nghỉ theo chế độ BHXH thì có được nghỉ sinh hoạt Hội không?
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được thông qua theo nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước theo Quyết định 1198 gồm những gì?