Nguồn thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo được lấy từ đâu?

Cho hỏi cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được lấy nguồn từ đâu? Câu hỏi của anh Trung đến từ Đà Nẵng.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được lấy nguồn từ đâu?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Nguồn thông tin cập nhật vào Cơ sở dữ liệu
1. Việc tiếp công dân, xử lý đơn; việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kiến nghị, phản ánh; vụ việc khiếu nại có thông báo thụ lý khiếu nại, vụ việc tố cáo có quyết định thụ lý giải quyết tố cáo kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
2. Vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, vụ việc đã có kết luận nội dung tố cáo kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2018 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
3. Vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được cập nhật theo văn bản yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.

Theo đó, nguồn của cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh sẽ được lấy từ việc tiếp công dân, xử lý đơn; việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh, vụ việc khiếu nại, tố cáo kể từ ngày Nghị định 55/2022/NĐ-CP có hiệu lực.

Nguồn thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo được lấy từ đâu?

Nguồn thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo được lấy từ đâu?

Khi nào sẽ tiến hành nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh?

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thời điểm nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu
1. Đối với trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm bắt đầu cập nhật ngay sau khi có thông báo thụ lý khiếu nại, quyết định thụ lý tố cáo hoặc tiếp nhận xử lý kiến nghị, phản ánh và cập nhật trong quá trình tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh.
2. Đối với trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm cập nhật trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.
3. Đối với trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 6 và khoản 3 Điều 7 của Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm cập nhật trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.

Theo đó, sẽ căn cứ vào trường hợp thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xác định thời điểm nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu theo quy định nêu trên.

Thời hạn cập nhật, sửa đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Cập nhật bổ sung, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện thông tin trong Cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, chính xác hoặc có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu điện tử và hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ bằng giấy thì cơ quan cập nhật dữ liệu phải tiến hành kiểm tra, cập nhật bổ sung, điều chỉnh.

Theo đó, việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải được thực hiện trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi phát hiện thông tin chưa đầy đủ, chưa chính xác hoặc có sai lệch.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong khai thác, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý không cập nhật hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu không đầy đủ, không chính xác; làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu.
2. Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu.
3. Khai thác, sử dụng, tiết lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin để trục lợi.
4. Phá hủy, phá hoại, làm hư hỏng hoặc hủy hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu.

Theo đó, những vi được liệt kê ở trên là những hành bị bị nghiêm cấm trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định pháp luật.

Cơ sở dữ liệu quốc gia
Tiếp công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được khai thác tất cả thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai không?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu quốc gia là gì? 10 cơ sở dữ liệu quốc gia đó là cơ sở dự liệu nào? Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm hoạt động gì?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu thuộc Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia được tạo thành từ đâu? Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia có bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai?
Pháp luật
Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có được yêu cầu cá nhân cung cấp lại dữ liệu mà cá nhân đó đã cung cấp trước đó không?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Sự liên kết giữa cơ sở dữ liệu quốc gia và căn cước công dân được thể hiện như thế nào?
Pháp luật
Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp công dân có hành vi xúc phạm người tiếp công dân hay không?
Pháp luật
Ai là người trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân? Ban tiếp công dân cấp huyện do cơ quan nào thành lập để trực tiếp quản lý trụ sở tiếp công dân cấp huyện?
Pháp luật
Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được sử dụng để làm gì? Nguồn kinh phí được bố trí để duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia?
Pháp luật
Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân như thế nào theo Thông tư 07 2024?
Pháp luật
Trong hoạt động tổ chức công tác tiếp công dân khi thực hiện pháp luật về tiếp công dân như thế nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân mấy lần trong tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở dữ liệu quốc gia
1,055 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở dữ liệu quốc gia Tiếp công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở dữ liệu quốc gia Xem toàn bộ văn bản về Tiếp công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào