Nguồn tài chính của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện hình thành từ đâu? Trung tâm sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động gì?
Tài sản của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện được hình thành từ những nguồn nào?
Nguồn hình thành tài sản của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản
1. Nguồn hình thành tài sản công tại Trung tâm, bao gồm:
a) Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 29 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nguồn hình thành tài sản công tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện bao gồm:
- Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017;
- Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;
- Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện hình thành từ đâu?
Nguồn tài chính của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện được quy định tại Điều 34 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Nguồn tài chính
1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
2. Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm, bao gồm:
a) Học phí, dịch vụ tuyển sinh do người học đóng;
b) Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết.
3. Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước.
4. Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn tài chính của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện hình thành từ:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
- Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm, bao gồm:
+ Học phí, dịch vụ tuyển sinh do người học đóng;
+ Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
+ Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết.
- Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước.
- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
- Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động gì?
Việc sử dụng nguồn tài chính của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện được quy định tại Điều 35 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Sử dụng nguồn tài chính
1. Chi thường xuyên, bao gồm:
a) Chi cho các hoạt động đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Chi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Trung tâm (bao gồm cả chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).
2. Chi không thường xuyên, bao gồm:
a) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình đầu tư công; chương trình, đề án khác;
b) Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động;
c) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;
d) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
đ) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;
e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động sau đây:
- Chi thường xuyên, bao gồm:
+ Chi cho các hoạt động đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Chi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Trung tâm (bao gồm cả chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).
- Chi không thường xuyên, bao gồm:
+ Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình đầu tư công; chương trình, đề án khác;
+ Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, người lao động;
+ Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
+ Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?