Nguồn lực cho cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai thực hiện những gì? Quy định về việc hỗ trợ dân sinh khắc phục hậu quả thiên tai ra sao?
Thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai theo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 14 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, cụ thể như sau:
Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai
1. Chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của bộ, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.
2. Đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
3. Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.
4. Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn.
Bên cạnh đó, về thống kê đánh giá thiệt hại được quy định Điều 15 Nghị định 66/2021/NĐ-CP thì:
Thống kê, đánh giá thiệt hại
1. Công tác thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện ngay sau khi thiên tai xảy ra và được cập nhật thường xuyên cho đến khi có báo cáo tổng hợp thiệt hại đợt thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Luật Phòng, chống thiên tai.
Khắc phục hậu quả thiên tai (Hình từ Internet)
Nguồn lực cho cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai thực hiện những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về nguồn lực cho cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai cụ thể như sau:
Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
1. Căn cứ tình hình thiên tai và thiệt hại, ảnh hưởng của thiên tai đến các mặt đời sống, sản xuất và cơ sở hạ tầng; các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nhu cầu, hình thức, đối tượng và nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống thiên tai và khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo.
2. Trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ:
a) Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm xác định, tổng hợp thiệt hại, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương;
b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng;
c) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Nguồn lực cho cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 32 Luật Phòng, chống thiên tai và khoản 3, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác.
Như vậy, về nguồn lực cho cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 32 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c khoản 18 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020; Điều 6 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 và khoản 3, khoản 6 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020.
Quy định về việc hỗ trợ dân sinh khắc phục hậu quả thiên tai như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 18 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trợ dân sinh khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
Hỗ trợ về hàng hóa, dân sinh khắc phục hậu quả thiên tai
1. Hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia
Việc phân phối, hỗ trợ hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ về dân sinh
a) Hỗ trợ về dân sinh bao gồm hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ chi phí điều trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai;
b) Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai;
c) Mức hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Hỗ trợ về nhà ở bị thiệt hại do thiên tai
a) Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình có nhà ở bị thiệt hại do thiên tai theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Mức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trường hợp thiên tai gây thiệt hại lớn về nhà ở, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo đó, hỗ trợ dân sinh bao gồm hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ chi phí điều trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai;
Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, và mức hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?