Nguồn hình thành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
- Nguồn hình thành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
- Cơ quan lực lượng nào được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính?
- Điều kiện thuê của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính là gì?
Nguồn hình thành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về nguồn hình thành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính như sau:
- Nguồn hình thành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Hàng năm, căn cứ vào danh mục, tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính của ngành và địa phương, các bộ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí đầu tư, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và mua sắm vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
Nguồn hình thành phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan lực lượng nào được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
2. Lực lượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm:
a) Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Quản lý xuất nhập cảnh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã);
b) Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng, Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không;
c) Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường;
d) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
đ) Kiểm lâm, Kiểm ngư, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn;
e) Hải quan;
g) Quản lý thị trường;
h) Thanh tra Y tế và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Y tế;
i) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội;
k) Thanh tra Giáo dục và Đào tạo;
l) Thanh tra Khoa học và Công nghệ; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
3. Các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này, khi tham gia phối hợp với các lực lượng khác được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trang bị cho lực lượng của mình để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
Bộ trưởng các bộ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do cấp mình đầu tư, mua sắm hoặc quản lý cho các lực lượng thuộc quyền quản lý quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên lực lượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính bao gồm:
- Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Quản lý xuất nhập cảnh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
- Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an xã, phường, thị trấn.
- Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng, Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không.
- Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường.
- Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển.
- Kiểm lâm, Kiểm ngư, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Hải quan.
- Quản lý thị trường;
- Thanh tra Y tế và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Y tế.
- Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thanh tra Giáo dục và Đào tạo.
- Thanh tra Khoa học và Công nghệ; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Điều kiện thuê của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định điều kiện thuê của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính như sau:
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 135/2021/NĐ-CP và đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng theo quy định;
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật mới có tính năng tương tự như phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 135/2021/NĐ-CP nhưng hiện đại, có hiệu quả phát hiện vi phạm cao và chính xác hơn;
- Đảm bảo các quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?