Nguồn gốc của Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 là từ đâu? Lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn để cưỡng hôn người khác giới thì phạm tội gì?
- Nguồn gốc của ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 là từ đâu? Lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn để cưỡng hôn người khác giới thì sẽ bị phạt ra sao?
- Hành vi lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 để cưỡng hôn người khác giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 không?
Nguồn gốc của ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 là từ đâu? Lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn để cưỡng hôn người khác giới thì sẽ bị phạt ra sao?
"Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7" hay "International Kissing Day" có nguồn gốc từ nước Anh, được nhiều nước trên thế giới hưởng ứng. Ngày kỷ niệm này đã được Liên Hợp Quốc chính thức phê duyệt vào năm 2002.
Đây cũng là một trong những này kỷ niệm của quốc tế được Việt Nam biết đến và hướng ứng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tuy nhiên, nếu cá nhân có hành vi lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 để "cưỡng hôn" người khác giới thì có thể xem đây là hành vi quấy rối tình dục hoặc hành vi trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 để cưỡng hôn người khác giới được nêu tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
...
Theo đó, hành vi lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 để cưỡng hôn người khác giới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Nguồn gốc của Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 là từ đâu? Lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn để cưỡng hôn người khác giới thì phạm tội gì? (Hình từ Internet)
Hành vi lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 để cưỡng hôn người khác giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Như đã nêu ở trên thì hành vi lợi dụng Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 để cưỡng hôn người khác giới có thể được xem là hành vi trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
Trường hợp cá nhân có những hành vi quá mức cho phép thì có thể xem đây là hành vi làm nhục người khác.
Tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về tội làm nhục người khác như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tùy vào tính chất vụ việc mà mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm nhục người khác sẽ khác nhau.
Trường hợp nặng nhất người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 05 năm tù.
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Từ quy định vừa nêu thì có thể thấy Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 không thuộc các ngày mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương.
Do đó, người lao động vẫn phải đi làm vào Ngày Quốc tế nụ hôn 6/7 nếu ngày này rơi vào ngày đi làm hàng tuần của người người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?