Người Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em mồ côi được quy định như thế nào?
Người Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? (Hình từ internet)
(1) Trẻ mồ côi là gì?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 giải thích trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được.
(2) Vậy trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em mồ côi được quy định như thế nào?
Khoản 4 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Trách nhiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ em
...
2. Việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được quy định như sau:
...
b) Trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
...
Như vậy, nếu trẻ mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi.
Trong trường hợp có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết.
Sau khi hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.
Người Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước
1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
2. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
Chiếu theo quy định này, người Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
(1) Giấy khai sinh;
(2) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
(3) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
(4) Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết;
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc nhận con nuôi là trẻ em mồ côi?
Căn cứ Điều 19 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo quy định này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú sẽ có thẩm giải quyết việc nhận con nuôi là trẻ em mồ côi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu của các bên có liên quan không?
- Tải mẫu mới nhất phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị hợp đồng dịch vụ tư vấn? Lưu ý khi lập phụ lục?
- Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
- Việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng được quy định thế nào? Ai có trách nhiệm tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng?
- Lương cơ sở và tiền thưởng năm 2025 theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT như thế nào?