Người vi phạm chưa thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lại thực hiện hành vi đã bị xử phạt sau 2 năm thì có coi là tái phạm không?
Tái phạm là gì?
Tái phạm được giải thích tại khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt;
Cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
Vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Người vi phạm chưa thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lại thực hiện hành vi đã bị xử phạt sau 2 năm thì có coi là tái phạm không?
Người vi phạm chưa thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lại thực hiện hành vi đã bị xử phạt sau 2 năm thì có coi là tái phạm không, thì theo khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
…
Và Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Như vậy, đối với cá nhân đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt thì sẽ được xem là tái phạm.
Theo đó, trường hợp được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính;
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính;
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 01 năm kể tử ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 1/1/2020 hết thời hiệu 1 năm kể từ ngày ra quyết định xử phạt người này chưa thi hành quyết định xử phạt lại có hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt vào ngày 01/08/2022 thì sẽ được xem là hành vi vi phạm mới mà không phải là tái phạm vì đã quá thời hạn 1 năm theo quy định tại Điều 7 nêu trên người này mới thực hiện lại hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, cần lưu ý trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 1/1/2020 hết thời hiệu 1 năm kể từ ngày ra quyết định xử phạt mà người này không thi hành quyết định xử phạt là do cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Do đó, cần phải xác định được thời điểm người này chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định là khi nào nếu tính từ thời điểm đó đến ngày 01/08/2022 chưa quá 2 năm thì sẽ được xem là tái phạm.
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết được thực hiện như thế nào?
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết được thực hiện theo Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người bị xử phạt chết thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?