Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển Việt Nam trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng không?
- Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển Việt Nam trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng không?
- Khi xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng có phải giao kết hợp đồng không?
- Người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa trong thời gian bao lâu?
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển Việt Nam trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng không?
Căn cứ theo Điều 167 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về xử lý hàng hóa bị lưu giữ như sau:
Xử lý hàng hóa bị lưu giữ
1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người giao hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.
2. Người vận chuyển có quyền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng.
...
Đồng thời, tại Điều 4 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển như sau:
Quyền lưu giữ hàng hóa của người vận chuyển
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng.
2. Người nhận hàng trì hoãn việc nhận hàng và đã quá thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
3. Có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận cùng một lô hàng.
4. Người giao hàng và người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ đã được quy định tại hợp đồng vận chuyển hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết.
Như vậy, người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng và trong các trường hợp cụ thể được quy định trên.
Người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hóa tại cảng biển Việt Nam trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng không?
(Hình từ Internet)
Khi xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng có phải giao kết hợp đồng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc chung xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển
1. Khi thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này, người vận chuyển phải giao kết hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người lưu giữ để dỡ hàng ra khỏi tàu và gửi vào nơi an toàn theo quy định của pháp luật.
Nội dung của hợp đồng gửi giữ hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản, đồng thời còn bao gồm cả các nội dung thỏa thuận về việc lấy hàng hóa trước thời hạn, quyền và trách nhiệm của người lưu giữ hàng hóa trong việc giao hàng hóa cho người đến nhận hàng.
...
Theo quy định trên, khi thực hiện quyền lưu giữ hàng hóa trong trường hợp người nhận hàng không đến nhận hàng, người vận chuyển phải giao kết hợp đồng gửi giữ hàng hóa với người lưu giữ để dỡ hàng ra khỏi tàu và gửi vào nơi an toàn theo quy định của pháp luật.
Người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 169/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo về hàng hóa bị lưu giữ
1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát sinh việc lưu giữ hàng hóa, người vận chuyển phải thông báo bằng văn bản cho người giao hàng, người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hóa bị lưu giữ để thanh toán các khoản nợ; nội dung của thông báo phải có tối thiểu các thông tin sau đây:
a) Tên hàng hóa, loại hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa và thời gian bắt đầu dỡ hàng hóa để thực hiện việc lưu giữ; địa điểm lưu giữ hàng hóa;
b) Dự kiến chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả;
c) Dự kiến thời gian bán đấu giá hàng hóa (nếu có).
2. Sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo quy định tại khoản 1 Điều này, người vận chuyển không nhận được trả lời của người giao hàng, người nhận hàng hoặc không được thanh toán hết các khoản nợ thì người vận chuyển phải đăng tải ít nhất trên một trong các báo giấy phát hành hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc của địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc lưu giữ hàng hóa trong ba số liên tiếp. Thời gian thực hiện việc đăng tải thông báo được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo cho người giao hàng.
Như vậy, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát sinh việc lưu giữ hàng hóa, người vận chuyển phải thông báo bằng văn bản cho người giao hàng, người nhận hàng về việc lưu giữ hàng hóa và dự định bán hàng hóa bị lưu giữ để thanh toán các khoản nợ.
Nội dung của thông báo phải có tối thiểu các thông tin sau:
- Tên hàng hóa, loại hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa và thời gian bắt đầu dỡ hàng hóa để thực hiện việc lưu giữ; địa điểm lưu giữ hàng hóa;
- Dự kiến chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả;
- Dự kiến thời gian bán đấu giá hàng hóa (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?