Người trượt ván có thể sử dụng ván trượt chạy vào đường xe chạy không? Nếu không thì người trượt ván trượt bị phạt bao nhiêu tiền?
Những loại xe nào được phép tham gia giao thông đường bộ?
Căn cứ tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
…
22. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
…
Theo đó tại khoản 21 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
Giải thích từ ngữ
…
21. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
…
Cũng theo đó tại khoản 17 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định về phương tiện giao thông đường bộ như sau:
Giải thích từ ngữ
…
17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
…
Cũng đồng thời tại khoản 18, 19 và 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
…
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
20. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì những xe được tham gia giao thông đường bộ là xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự và xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Người trượt ván có thể sử dụng ván trượt chạy vào đường xe chạy không? Nếu không thì người trượt ván trượt bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người trượt ván có thể sử dụng ván trượt chạy vào đường xe chạy không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định các hoạt động khác trên đường bộ như sau:
Các hoạt động khác trên đường bộ
…
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.
Theo quy định trên thì không được thực hiện hành vi sử dụng bàn trượt, pa tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường chạy xe.
Như vậy, thì người trượt ván không được phép sử dụng ván trượt chạy vào đường xe chạy.
Người trượt ván trượt sử dụng ván trượt chạy vào đường xe chạy thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ?
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người được chở trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
c) Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù);
d) Người được chở trên xe đạp, xe đạp máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh.
...
Như vậy, theo quy định thì người trượt ván trượt sử dụng ván trượt chạy vào đường xe chạy thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?