Người trúng đấu giá tài sản không nộp tiền vào tài khoản cũng không thể liên lạc với người trúng đấu giá thì xử lý như thế nào?
- Người trúng đấu giá có những quyền và nghĩa vụ gì?
- Người trúng đấu giá tài sản không nộp tiền vào tài khoản cũng không thể liên lạc với người trúng đấu giá thì xử lý như thế nào?
- Người trúng đấu giá tài sản chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt cọc trước đó xử lý như thế nào?
Người trúng đấu giá có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
"Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá
1. Người trúng đấu giá có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
c) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
2. Người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
a) Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
b) Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật."
Theo đó, người trúng đấu giá có những quyền và nghĩa vụ như quy định trên.
Người trúng đấu giá
Người trúng đấu giá tài sản không nộp tiền vào tài khoản cũng không thể liên lạc với người trúng đấu giá thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
"Điều 46. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá tài sản
1. Kết quả đấu giá tài sản là căn cứ để các bên ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Người trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá kể từ thời điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá, trừ trường hợp người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này hoặc từ chối kết quả trúng đấu giá quy định tại Điều 51 của Luật này. Kể từ thời điểm này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan."
Trường hợp người trúng đấu giá không thực hiện đúng nghĩa vụ của người trúng đấu giá (không thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá).
Như vậy, người có tài sản bán đấu giá có quyền đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật này.
Người trúng đấu giá tài sản chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt cọc trước đó xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"5. Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật."
Như vậy, theo quy định trên cơ quan thi hành án dân sự sẽ sử dụng khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá tài sản để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?