Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào? Thời gian quản chế là bao nhiêu năm?

Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào? Thời gian quản chế là bao nhiêu năm? Người đang chấp hành án phạt quản chế có những quyền và nghĩa vụ như thế nào? - câu hỏi của anh T. (Hà Giang).

Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào?

Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Quản chế
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Theo quy định nêu trên thì trong thời gian quản chế, người bị kết án bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là:

- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời gian quản chế là bao nhiêu năm?

Thời gian quản chế được quy định tại Điều 43 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Quản chế
Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Theo quy định thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào

Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào? Thời gian quản chế là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Người chấp hành án phạt quản chế có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Người chấp hành án phạt quản chế có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 114 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế
1. Người chấp hành án có các quyền sau đây:
a) Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế;
b) Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra;
c) Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;
d) Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều 117 của Luật này.
2. Người chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
b) Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;
c) Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;
đ) Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Căn cứ trên quy định về quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế như sau:

(1) Người chấp hành án có các quyền sau đây:

- Sinh sống cùng gia đình tại nơi quản chế;

- Lựa chọn việc làm thích hợp, trừ những ngành, nghề hoặc công việc mà người chấp hành án không được làm theo quy định của pháp luật; được hưởng thành quả lao động do mình làm ra;

- Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;

- Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại Điều 117 Luật Thi hành án hình sự 2019.

(2) Người chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:

- Chịu sự kiểm soát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;

- Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;

- Có mặt tại địa điểm quy định khi Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;

- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội;

- Trường hợp được phép đi khỏi nơi quản chế, người chấp hành án phạt quản chế phải khai báo tạm vắng; trình diện, xuất trình giấy phép, làm thủ tục đăng ký tạm trú, lưu trú với Công an cấp xã nơi đến theo quy định; trở về nơi quản chế đúng thời hạn và trình diện với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tước một số quyền công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người trong thời gian quản chế bị tước những quyền công dân nào? Thời gian quản chế là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là gì? Hồ sơ thi hành án phạt tước một số quyền công dân có những tài liệu nào?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người chấp hành án trong một số trường hợp đặc biệt như thế nào?
Pháp luật
Có tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước đối với người nhận làm gián điệp nhưng chưa thực hiện hay không?
Pháp luật
Án phạt tước một số quyền công dân là tước các quyền nào? Khi nào người chấp hành án được xác nhận là chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân?
Pháp luật
Tước một số quyền công dân là gì? Tước một số quyền công dân là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung trong luật hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tước một số quyền công dân
773 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tước một số quyền công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tước một số quyền công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào