Người tố cáo ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện xác minh như thế nào? Mẫu biên bản làm việc với người tố cáo?
Người tố cáo ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện xác minh như thế nào?
Vì không có quy định nào trong Luật Tố cáo 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành nêu nếu người tố cáo ở nước ngoài thì được không thụ lý nên trường hợp tố cáo đủ điều kiện thụ lý tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 thì cơ quan vẫn ra quyết định thụ lý theo đúng quy định.
Trong quá trình xác minh cơ quan có thể thực hiện theo các quy định sau:
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 30 Luật Tố cáo 2018 có quy định như sau:
Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Và theo điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP như sau:
Thời hạn giải quyết tố cáo
...
2. Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
...
d) Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
...
Người tố cáo ở nước ngoài thì cơ quan có thể gia hạn giải quyết tố cáo theo quy định trên.
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 31/2019/NĐ-CP như sau:
Làm việc trực tiếp với người tố cáo
...
3. Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
Trường hợp vì lý do người tố cáo ở nước ngoài không làm việc trực tiếp được thì người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
Người tố cáo (Hình từ Internet)
Nội dung làm việc với người tố cáo có bắt buộc phải lập thành biên bản không?
Nội dung làm việc với người tố cáo có bắt buộc phải lập thành biên bản không, thì căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 31/2019/NĐ-CP như sau:
Làm việc trực tiếp với người tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo, Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng mà họ có được để làm rõ nội dung tố cáo.
Người tố cáo có trách nhiệm trình bày trung thực về nội dung tố cáo, hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.
2. Nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với người tố cáo. Biên bản được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người tố cáo (nếu người tố cáo có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo. Trường hợp người tố cáo không ký biên bản làm việc thì người chủ trì làm việc với người tố cáo và thành viên khác của Tổ xác minh ký biên bản và ghi rõ việc người tố cáo không ký. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với người tố cáo.
Biên bản được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người tố cáo (nếu người tố cáo có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Trường hợp người tố cáo không ký biên bản làm việc thì người chủ trì làm việc với người tố cáo và thành viên khác của Tổ xác minh ký biên bản và ghi rõ việc người tố cáo không ký.
Mẫu biên bản làm việc với người tố cáo mới nhất hiện nay?
Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2019/NĐ-CP.
Hướng dẫn cách điền mẫu biên bản làm việc với người tố cáo:
(1) Tên cơ quan, tổ chức ban hành Quyết định thành lập Đoàn (Tổ) xác minh.
(2) Địa danh.
(3) Tên biên bản, ví dụ: Biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo, người bị tố cáo, Biên bản làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân, để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo...
(4) Họ, tên, chức danh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (nếu có) của những người cùng làm việc. Người cùng làm việc có thể là: người tố cáo, người bị tố cáo... Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan.
(5) Ghi nội dung làm việc; ý kiến của những người cùng làm việc, của thành viên Đoàn (Tổ) xác minh.
(6) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan được Đoàn (Tổ) xác minh giao biên bản.
(*) Trường hợp có người không ký thì phải ghi rõ trong biên bản.
(**) Đại diện Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo ký vào từng trang của Biên bản
Tải về Mẫu biên bản làm việc với người tố cáo mới nhất hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?