Người tiêu dùng có quyền yêu cầu người bán hoàn lại tiền đối với hàng hóa có khuyết tật hay không?
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu người bán hoàn lại tiền đối với hàng có khuyết tật không?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
Quyền của người tiêu dùng
1. Được cung cấp thông tin trung thực về mức độ an toàn, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa.
2. Được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa, khả năng gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
3. Yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật.
4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thực hiện trách nhiệm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trợ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, theo quy định, người tiêu dùng có quyền yêu cầu người bán hàng sửa chữa, hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật.
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu người bán hoàn lại tiền đối với hàng hóa có khuyết tật hay không? (Hình từ Internet)
Người bán hàng có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 16 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, người bán hàng có nghĩa vụ như sau:
(1) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 38 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
(2) Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa.
(3) Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(4) Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hóa trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản.
(5) Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng hóa.
(6) Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua.
(7) Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hóa bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(8) Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.
(9) Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(10) Hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại.
(11) Hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thu hồi, xử lý hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(12) Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(13) Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(14) Trả chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007; chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa người tiêu dùng và người bán hàng gồm những hình thức nào?
Căn cứ quy định tại Điều 54 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
1. Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu, người bán hàng hoặc giữa các thương nhân với nhau do sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc thỏa thuận về chất lượng trong hợp đồng.
2. Tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng và các bên có liên quan do sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
Theo đó, tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng.
Hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Điều 55 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, cụ thể như sau:
Hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Thương lượng giữa các bên tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian.
3. Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại trọng tài hoặc toà án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng trọng tài hoặc tố tụng dân sự.
Như vậy, có 03 hình thức giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa người tiêu dùng và người bán hàng, bao gồm:
(1) Thương lượng giữa các bên tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(2) Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian.
(3) Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại trọng tài hoặc toà án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng trọng tài hoặc tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính điểm trung bình học kỳ 1 2025 theo Thông tư 22 dễ hiểu, chi tiết? Cách tính điểm trung bình học kỳ 1 2025 thế nào?
- Quy định gương chiếu hậu xe máy 2025 đáng chú ý tại Nghị định 168? Lỗi không gương xe máy 2025 phạt bao nhiêu?
- Mẫu lời nhận xét học bạ theo Thông tư 27? Cách ghi học bạ tiểu học chi tiết theo Thông tư 27 năm học 2024-2025?
- Mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27? Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào?
- Năm 2025, mức phạt hành vi chiếm dải phân cách của đường đôi để trông giữ xe là bao nhiêu tiền?