Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ điều kiện giao dịch chung hay không?
- Điều kiện giao dịch chung phải được công khai đúng không? Thời điểm công khai điều kiện giao dịch chung?
- Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước hủy bỏ điều kiện giao dịch chung hay không?
- Trường hợp điều kiện giao dịch chung hạn chế quyền khởi kiện của người tiêu dùng thì sẽ không có hiệu lực đúng không?
Điều kiện giao dịch chung phải được công khai đúng không? Thời điểm công khai điều kiện giao dịch chung?
Tại Điều 18 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về việc thực hiện điều kiện giao dịch chung như sau:
Thực hiện điều kiện giao dịch chung
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng điều kiện giao dịch chung có trách nhiệm thông báo công khai điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng.
2. Điều kiện giao dịch chung phải xác định rõ thời điểm áp dụng và phải được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy.
Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng điều kiện giao dịch chung có trách nhiệm thông báo công khai điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng.
Cũng theo quy định này thì điều kiện giao dịch chung phải xác định rõ thời điểm áp dụng và phải được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy.
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ điều kiện giao dịch chung hay không? (hình từ internet)
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước hủy bỏ điều kiện giao dịch chung hay không?
Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau:
Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Quy định này có nêu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Như vậy, người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hủy bỏ điều kiện giao dịch chung.
Trường hợp điều kiện giao dịch chung hạn chế quyền khởi kiện của người tiêu dùng thì sẽ không có hiệu lực đúng không?
Tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực
1. Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
b) Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
c) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
d) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;
đ) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
e) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;
g) Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;
h) Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;
i) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.
2. Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, trường hợp điều kiện giao dịch chung hạn chế quyền khởi kiện của người tiêu dùng thì sẽ không có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 175 quy định 10 biểu mẫu trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài? File tải về?
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi chống đối CSGT thi hành công vụ lên đến 37.000.000 đồng? Quy tắc chung khi tham gia giao thông?
- Lỗi không mang giấy tờ xe 2025 phạt bao nhiêu? Giấy tờ xe bao gồm những gì? Bị trừ bao nhiêu điểm bằng lái?
- Khai trừ khỏi Đảng khi nào? Đảng viên bị khai trừ có được kết nạp lại không? Thời hiệu kỷ luật đảng viên bị khai trừ bao lâu?
- Cơ quan sau sáp nhập được bố trí cấp phó nhiều hơn quy định trong 5 năm theo Công văn 7968 đúng không?