Người tiếp công dân có được từ chối tiếp người đang say không? Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tiếp công dân không? Hành vi nào bị cấm trong tiếp công dân?
Người tiếp công dân có được từ chối tiếp người đang say không?
Theo Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013 thì những trường hợp được từ chối tiếp công dân được quy định như sau:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu một người đang trong tình trạng say do uống rượu, bia hay các chất kích thích khác đến để khiếu nại, tố cáo hay phản ánh thì người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp.
Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tiếp công dân không?
Theo Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 thì trách nhiệm tiếp công dân được quy định như sau:
- Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:
+ Chính phủ;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
+ Ủy ban nhân dân các cấp;
+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Các cơ quan của Quốc hội;
+ Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định pháp luật.
Tiếp công dân
Hành vi nào bị cấm trong tiếp công dân?
Theo Điều 6 Luật Tiếp công dân 2013 thì những hành vi bị nghiêm cấm trong tiếp công dân bao gồm các hành vi sau:
- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
- Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
- Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
- Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013 thì công dân khi đến tố cáo, khiếu nại, phản ánh có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:
+ Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
+ Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
+ Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
+ Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
+ Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:
+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
+ Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
+ Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?