Người thuộc lực lượng canh gác đê có tiêu chuẩn như thế nào? Lực lượng canh gác đê có những nhiệm vụ nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì người thuộc lực lượng canh gác đê có tiêu chuẩn như thế nào? Lực lượng canh gác đê có những nhiệm vụ nào? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai)

Người thuộc lực lượng canh gác đê có tiêu chuẩn như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2009/TT-BNN, có quy định về tiêu chuẩn của các thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:

Tiêu chuẩn của các thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê
1. Là người khoẻ mạnh, tháo vát, đủ khả năng đảm đương những công việc nặng nhọc, kể cả lúc mưa to, gió lớn, đêm tối.
2. Có tinh thần trách nhiệm, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, quen sông nước và biết bơi, có kiến thức, kinh nghiệm hộ đê, phòng, chống lụt, bão.

Như vậy, theo quy định trên thì người thuộc lực lượng canh gác đê có tiêu chuẩn như sau:

- Là người khoẻ mạnh, tháo vát, đủ khả năng đảm đương những công việc nặng nhọc, kể cả lúc mưa to, gió lớn, đêm tối;

- Có tinh thần trách nhiệm, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, quen sông nước và biết bơi, có kiến thức, kinh nghiệm hộ đê, phòng, chống lụt, bão.

Lực lượng canh gác đê

Lực lượng canh gác đê (Hình từ Internet)

Lực lượng canh gác đê có những nhiệm vụ nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2009/TT-BNN, có quy định về nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:

Nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, canh gác đê
1. Chấp hành sự phân công của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách quản lý đê Điều.
2. Tuần tra, canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê. Theo dõi diễn biến của đê Điều; phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê Điều và báo cáo ngay cho Ban chỉ huy chống lụt bão xã, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều phụ trách tuyến đê đó và khẩn trương tiến hành xử lý giờ đầu theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn.
3. Tham gia xử lý sự cố và tu sửa kịp thời những hư hỏng của đê Điều, dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều hoặc ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
4. Canh gác, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp Luật về đê Điều và phòng, chống lụt, bão và báo cáo ngay cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều.
5. Đeo phù hiệu khi làm nhiệm vụ.

Như vậy, theo quy định trên thì lực lượng canh gác đê thì có những nhiệm vụ sau:

- Chấp hành sự phân công của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách quản lý đê Điều;

- Canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê. Theo dõi diễn biến của đê Điều; phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê Điều và báo cáo ngay cho Ban chỉ huy chống lụt bão xã, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều phụ trách tuyến đê đó và khẩn trương tiến hành xử lý giờ đầu theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫnl;

-Tham gia xử lý sự cố và tu sửa kịp thời những hư hỏng của đê Điều, dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều hoặc ý kiến chỉ đạo của cấp trên;

- Canh gác, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp Luật về đê Điều và phòng, chống lụt, bão và báo cáo ngay cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều;

- Đeo phù hiệu khi làm nhiệm vụ.

Phù hiệu của lực lượng canh gác đê được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 01/2009/TT-BNN, có quy định về phù hiệu của lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:

Phù hiệu của lực lượng tuần tra, canh gác đê
Phù hiệu của lực lượng tuần tra, canh gác đê là một băng đỏ rộng 10cm, có ký hiệu “KTĐ” màu vàng.
Phù hiệu được đeo trên khuỷu tay áo bên trái, chữ “KTĐ” hướng ra phía ngoài.

Như vậy, theo quy định trên thì Phù hiệu của lực lượng canh gác đê là một băng đỏ rộng 10cm, có ký hiệu “KTĐ” màu vàng được đeo trên khuỷu tay áo bên trái, chữ “KTĐ” hướng ra phía ngoài.

Khi canh gác đê thì lực lượng canh gác đê được trang bị những gì?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 01/2009/TT-BNN, có quy định về trang bị dụng cụ, sổ sách như sau:

Trang bị dụng cụ, sổ sách
Lực lượng tuần tra, canh gác đê được trang bị:
- Dụng cụ thông tin, liên lạc, phương tiện phục vụ công tác tuần tra, canh gác đê; dụng cụ ứng cứu như đèn, đuốc, mai, cuốc, xẻng, đầm, vồ… và các dụng cụ cần thiết khác phù hợp với từng địa phương;
- Sổ sách để ghi chép tình hình diễn biến của đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình quản lý khác; tiếp nhận chỉ thị, nhận xét của cấp trên, phân công, bố trí người tuần tra, canh gác hàng ngày.

Như vậy, theo quy định trên thì khi canh gác đê thì lực lượng được trang bị dụng cụ thông tin, liên lạc, phương tiện phục vụ công tác canh gác đê;

Dụng cụ ứng cứu như đèn, đuốc, mai, cuốc, xẻng, đầm, vồ… và các dụng cụ cần thiết khác phù hợp với từng địa phương;

Sổ sách để ghi chép tình hình diễn biến của đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình quản lý khác; tiếp nhận chỉ thị, nhận xét của cấp trên, phân công, bố trí người canh gác hàng ngày.

Lực lượng canh gác đê
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người thuộc lực lượng canh gác đê có tiêu chuẩn như thế nào? Lực lượng canh gác đê có những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Lực lượng canh gác đê được hưởng những chính sách nào? Lực lượng canh gác đê có thành tích xuất sắc thì có được khen thưởng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lực lượng canh gác đê
1,665 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng canh gác đê

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lực lượng canh gác đê

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào