Người thực hiện trợ giúp pháp lý ứng xử với người được trợ giúp pháp lý và đồng nghiệp như thế nào?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo mật thông tin, thì theo quy định tại Điều 4 Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP như sau:
Bảo mật thông tin trong trợ giúp pháp lý
1. Giữ bí mật thông tin về vụ việc, việc trợ giúp pháp lý; về người được trợ giúp pháp lý mà mình biết được trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý và ngay cả khi vụ việc, việc trợ giúp pháp lý đã kết thúc trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của người được trợ giúp pháp lý hoặc luật có quy định khác.
2. Không sử dụng các thông tin có được trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý để gây bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.
Theo đó, trong việc bảo mật thông tin thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có các trách nhiệm được quy định như trên.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý ứng xử với người được trợ giúp pháp lý và đồng nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Người thực hiện trợ giúp pháp lý ứng xử với người được trợ giúp pháp lý như thế nào?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý ứng xử với người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 5 Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP như sau:
Ứng xử với người được trợ giúp pháp lý
1. Tôn trọng, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với người được trợ giúp pháp lý, thể hiện phong cách chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với người được trợ giúp pháp lý; sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với người được trợ giúp pháp lý.
2. Giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý biết và thực hiện.
3. Không được có thái độ hách dịch, có các hành vi coi thường người được trợ giúp pháp lý hoặc phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý.
4. Không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được trợ giúp pháp lý; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.
5. Không được gợi ý, đòi hỏi, đặt điều kiện hoặc nhận bất kỳ lợi ích vật chất, lợi ích khác có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý từ người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác.
6. Không được xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì người thực hiện trợ giúp pháp lý ứng xử với người được trợ giúp pháp lý như sau:
- Tôn trọng, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với người được trợ giúp pháp lý, thể hiện phong cách chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với người được trợ giúp pháp lý; sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với người được trợ giúp pháp lý.
- Giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý biết và thực hiện.
- Không được có thái độ hách dịch, có các hành vi coi thường người được trợ giúp pháp lý hoặc phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý.
- Không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được trợ giúp pháp lý; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.
- Không được gợi ý, đòi hỏi, đặt điều kiện hoặc nhận bất kỳ lợi ích vật chất, lợi ích khác có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý từ người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác.
- Không được xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý ứng xử với đồng nghiệp như thế nào?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý ứng xử với đồng nghiệp theo quy định tại Điều 6 Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP như sau:
Ứng xử với đồng nghiệp
1. Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, cùng nhau nâng cao uy tín, nghiệp vụ, tạo dựng sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
2. Chân thành, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Không được xúc phạm, hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp hoặc gây sức ép, đe dọa đồng nghiệp.
4. Không được thông đồng với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý nhằm gây bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý hoặc để trục lợi cho mình hoặc cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
5. Không được cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để áp đặt, chi phối, gây sức ép, tác động trái pháp luật đến việc thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý của đồng nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì người thực hiện trợ giúp pháp lý ứng xử với đồng nghiệp như sau:
- Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, cùng nhau nâng cao uy tín, nghiệp vụ, tạo dựng sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Chân thành, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Không được xúc phạm, hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp hoặc gây sức ép, đe dọa đồng nghiệp.
- Không được thông đồng với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý nhằm gây bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý hoặc để trục lợi cho mình hoặc cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
- Không được cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để áp đặt, chi phối, gây sức ép, tác động trái pháp luật đến việc thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý của đồng nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?