Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ có quyền truy đòi đối với người ký phát số tiền chưa được thanh toán khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán không?
- Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ có quyền truy đòi đối với người ký phát số tiền chưa được thanh toán khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán không?
- Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ có cần phải thông báo cho người ký phát về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán hay không?
- Người thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán thì có bị xử phạt hay không?
Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ có quyền truy đòi đối với người ký phát số tiền chưa được thanh toán khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 quy định về từ chối thanh toán cụ thể như sau:
Từ chối thanh toán
1. Hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.
2. Khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng có quyền truy đòi ngay số tiền chưa được thanh toán đối với người chuyển nhượng trước mình, người ký phát và người bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
Theo quy định này, hối phiếu đòi nợ được coi là bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng không được thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu đòi nợ.
Theo đó, người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ có quyền truy đòi đối với người ký phát số tiền chưa được thanh toán khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ.
Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ có quyền truy đòi đối với người ký phát số tiền chưa được thanh toán khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán không? (Hình từ Internet).
Người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ có cần phải thông báo cho người ký phát về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định về thời hạn thông báo như sau:
Thời hạn thông báo
1. Người thụ hưởng phải thông báo cho người ký phát, người chuyển nhượng cho mình, người bảo lãnh cho những người này về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán trong thời hạn bốn ngày làm việc, kể từ ngày bị từ chối.
2. Trong thời hạn bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, mỗi người chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyển nhượng cho mình về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối, kèm theo tên và địa chỉ của người đã thông báo cho mình. Việc thông báo này được thực hiện cho đến khi người ký phát nhận được thông báo về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
3. Trong thời hạn thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu việc thông báo không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thông báo.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trong thời hạn bốn ngày làm việc, kể từ ngày hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán thì người thụ hưởng sẽ phải thông báo cho người ký phát về việc hối phiếu đòi nợ bị từ chối toán.
Nếu trong thời hạn thông báo theo quy định trên mà việc thông báo không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan gây ra thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn thông báo.
Người thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán thì có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng như sau:
Vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ký vào công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện không đúng quy định về nghĩa vụ của người chấp nhận quy định tại Điều 22 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Nhờ thu qua người thu hộ không đúng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 39 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng;
b) Không thực hiện đúng quy định về in, giao nhận và quản lý séc trắng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 64 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Và, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Như vậy, theo các quy định được trích dẫn trên, người thụ hưởng chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu như biết hối phiếu đòi nợ bị từ chối thanh toán
Cần lưu ý rằng, mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với người phụ hưởng hối phiếu đòi nợ là cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân tương ứng từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?