Người thôi việc do tinh giản biên chế có được rút BHXH 1 lần? Điều kiện rút BHXH 1 lần hiện nay là gì?
Người thôi việc do tinh giản biên chế có được rút BHXH 1 lần không?
Căn cứ Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế.
Tại Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định về chính sách thôi việc cho đối tượng tinh giản biên chế như sau:
Chính sách thôi việc
1. Chính sách thôi việc ngay
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 5 Nghị định này nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:
a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, tổ chức, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
a) Được hưởng nguyên tiền lương hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp) trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;
b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng mức lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;
c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;
d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.
3. Các đối tượng thôi việc quy định tại khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp số bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người thôi việc do tinh giản biên chế nếu không bảo lưu thời gian đóng BHXH thì sẽ được rút BHXH 1 lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Người thôi việc do tinh giản biên chế có được rút BHXH 1 lần? Điều kiện rút BHXH 1 lần hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện rút BHXH 1 lần theo quy định hiện nay là gì?
Căn cứ Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người tham gia BHXH được rút BHXH 1 lần khi đóng BHXH dưới 20 năm với điều kiện đã nghỉ việc 1 năm mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp đã đến tuổi nghỉ hưu thì người tham gia BHXH được rút BHXH 1 lần nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
Ngoài ra, người tham gia BHXH còn được rút BHXH 1 lần trong trường hợp ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định,...
Nghị định 29/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày mấy?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2023. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
Theo đó, Nghị định 29/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/7/2023. Trong đó, các chính sách tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP sẽ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?