Người tham gia lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán đổi tiền lẻ có chênh lệch giá trong khu vực lễ hội thì có bị phạt không?
Người tham gia lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán có được đổi tiền lẻ có chênh lệch giá trong khu vực lễ hội hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
...
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, người tham gia lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội.
Hay nói cách khác, người tham gia lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán không được đổi tiền lẻ có chênh lệch giá trong khu vực lễ hội.
Người tham gia lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán đổi tiền lẻ có chênh lệch giá trong khu vực lễ hội thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ như sau:
Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
Lưu ý: theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi đổi tiền lẻ có chênh lệch nói trên là hành vi trái pháp luật.
Do đó, người tham gia lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán đổi tiền lẻ có chênh lệch giá trong khu vực lễ hội thì có thể bị xem là thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật và có thể bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.
Người tham gia lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán đổi tiền lẻ có chênh lệch giá trong khu vực lễ hội thì bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì về lễ hội?
Chính sách của Nhà nước về lễ hội được quy định tại Điều 4 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống nhằm duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.
- Khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong tổ chức lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý hoạt động lễ hội.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội.
Ngoài ra, lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?