Người sử dụng lao động không trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì bị xử lý như thế nào?
- Thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được trả lương khi thực hiện các công việc ở vị trí đó không?
- Người sử dụng lao động không trả lương cho người làm công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bị xử phạt như thế nào?
- Được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không báo trước hay không?
Thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được trả lương khi thực hiện các công việc ở vị trí đó không?
Thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật lao động 2019 về quyền của thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
"Điều 176. Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền sau đây:
a) Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc thực hiện quyền này phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động;
b) Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Được sử dụng thời gian làm việc theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;
d) Được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật."
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở sẽ được phép sử dụng thời gian trong giờ làm việc để thực hiện các công việc của tổ chức theo quy định của pháp luật và vẫn sẽ được công ty trả lương.
Người sử dụng lao động không trả lương cho người làm công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt đối với vi phạm khi gây bất lợi đối với hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bị xử lý như sau:
"Điều 37. Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động hoặc trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động bảo đảm thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hưởng các đảm bảo khác theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."
Như vậy, khi người sử dụng lao động là công ty có hành vi không trả lương cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong giờ làm việc thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn phải đảm bảo thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có), cụ thể: buộc người sử dụng lao động trả lương cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong thời gian làm việc theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với hành vi vi phạm nói trên.
Được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không báo trước hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 177 Bộ luật lao động 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
"Điều 177. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã được thành lập hợp pháp.
3. Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
4. Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?
- Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?
- Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?