Người sử dụng lao động giúp việc gia đình có phải trực tiếp đi đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không?
Người giúp việc gia đình có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Theo đó, hợp đồng lao động của bạn được ký với thời hạn 06 tháng, nên thuộc một trong các trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người sử dụng lao động giúp việc gia đình có phải trực tiếp đi đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hay không?
Người sử dụng lao động giúp việc có phải đóng bảo hiểm cho người lao động không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
Như vậy, người chủ thuê giúp việc không có trách nhiệm trực tiếp nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mà sẽ chi trả phần lương đã bao gồm tiền đóng vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc để họ tự đi tham gia các khoản bảo hiểm này.
Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người giúp việc
Căn cứ Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, người sử dụng lao động giúp việc phải trả thêm 17%/mức lương trả cho người giúp việc để họ tự đi đóng bảo hiểm xã hội.
Không trả tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc thì bị xử phạt ra sao?
Theo Khoản 3 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi không trả tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc như sau:
"3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế."
Đây là mức xử phạt đối với cá nhân sử dụng lao động vi phạm. Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, tổ chức sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần so với khoản tiền phạt nêu trên.
Theo Khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
"d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này."
Tóm lại, người sử dụng lao động giúp việc phải chi trả khoản tiền bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của mình cho người lao động khi đến thời hạn trả lương. Và người lao động tự có trách nhiệm đi đóng khoản bảo hiểm nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?