Người sử dụng lao động đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần chuẩn bị tài liệu gì gửi kèm văn bản đề xuất?
- Việc đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm nguyên tắc gì?
- Người sử dụng lao động đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần chuẩn bị tài liệu gì gửi kèm văn bản đề xuất?
- Cục An toàn lao động có trách nhiệm gì đối với đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của người sử dụng lao động?
Việc đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm nguyên tắc gì?
Việc đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Việc rà soát, đánh giá phải được thực hiện đối với nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể.
b) Quá trình chọn mẫu để rà soát, đánh giá phải được thực hiện phù hợp với từng loại hình, quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đại diện vùng, miền lấy mẫu.
c) Kết quả rà soát, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động được sử dụng để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề là kết quả rà soát, đánh giá được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng cho đến tháng đề xuất.
...
Theo quy định trên, việc đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Việc rà soát, đánh giá phải được thực hiện đối với nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể.
- Quá trình chọn mẫu để rà soát, đánh giá phải được thực hiện phù hợp với từng loại hình, quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đại diện vùng, miền lấy mẫu.
- Kết quả rà soát, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động được sử dụng để đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là kết quả rà soát, đánh giá được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng cho đến tháng đề xuất.
Đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần chuẩn bị tài liệu gì gửi kèm văn bản đề xuất?
Người sử dụng lao động đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần chuẩn bị tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
...
2. Căn cứ vào kết quả phân loại lao động theo phương pháp được quy định tại Thông tư này, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề thì người sử dụng lao động có văn bản gửi bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm:
a) Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.
b) Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, căn cứ vào kết quả phân loại lao động theo phương pháp được quy định tại Thông tư này, trường hợp cần thiết đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động có văn bản gửi bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm:
- Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.
- Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.
- Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.
Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Đồng thời xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ, gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Cục An toàn lao động có trách nhiệm gì đối với đề xuất đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của người sử dụng lao động?
Trách nhiệm của Cục An toàn lao động được quy định tại Điều 7 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của Cục An toàn lao động
1. Căn cứ đề xuất của người sử dụng lao động và bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Cục An toàn lao động chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các cơ quan, tổ chức nghiên cứu về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện rà soát, đánh giá Danh mục nghề để đề xuất Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc đua ra khỏi Danh mục nghề theo quy định tại Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động đánh giá điều kiện lao động theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, căn cứ đề xuất của người sử dụng lao động và bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Cục An toàn lao động chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các cơ quan, tổ chức nghiên cứu về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện rà soát, đánh giá Danh mục nghề để đề xuất Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét quyết định việc đưa ra khỏi Danh mục nghề theo quy định tại Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Đồng thời, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động đánh giá điều kiện lao động theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?