Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động nữ cam kết làm việc trong 02 năm mới được mang thai không?
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động nữ cam kết làm việc trong 02 năm mới được mang thai không?
Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 như sau:
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền tự quyết định thời gian sinh con và khoảng cách sinh con. Trường hợp của bạn, giám đốc yêu cầu bạn phải viết cam kết như trên đã vi phạm đến quyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình của công dân. Việc người sử dụng lao động yêu cầu người lao động nữ cam kết không mang thai đã can thiệp, cản trở quyền tự do quyết định thời điểm sinh con của cá nhân. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người lao động. Do đó, dù người lao động nữ có đồng ý ký vào bản cam kết không mang thai khi làm việc, văn bản này cũng không có giá trị pháp lý. Trong quá trình làm việc, người lao động vẫn có quyền lựa chọn thời điểm mang thai của mình. Người lao động vẫn được hưởng những chế độ nhằm bảo vệ thai sản cho lao động nữ mang thai theo đúng quy định pháp luật.
Cam kết mang thai
Để được hưởng chế độ thai sản người lao động nữ cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
Mức hưởng chế độ thai sản người lao động nữ được quy định như thế nào?
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được quy định sau đây:
"1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trừ 10 điểm giấy phép lái xe khi nồng độ cồn 2025 ở mức bao nhiêu theo Nghị định 168? Điểm giấy phép lái xe là gì?
- Lỗi không có bảo hiểm xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Phí bảo hiểm xe máy năm 2025 là bao nhiêu?
- Kiểm định khí thải là gì? Mức phạt không có giấy chứng nhận kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu?
- Mẫu Báo cáo thống kê sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu mới nhất? Tải mẫu? Cách viết Báo cáo chi tiết?
- Lịch sử đảng là gì? Môn Lịch sử đảng có nội dung gì? Mục đích xây đựng Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?