Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động tối đa bao nhiêu ngày? Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn quy định thì có bị xử lý gì không?
- Người sử dụng lao động được quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi nào?
- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động tối đa bao nhiêu ngày?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ?
- Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn quy định thì có bị xử lý gì không?
Người sử dụng lao động được quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 quy định về vấn đề này như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.”
Theo đó, nếu vụ việc vi phạm có tình tiết phức tạp và thấy rằng nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, điều tra vụ việc thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động tối đa bao nhiêu ngày?
Theo khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động được quy định như sau:
“2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.”
Như vậy, theo quy định trên thời hạn tối đa công ty bạn được tạm đình chỉ công việc của người lao động là 15 ngày. Trong trường hợp đặc biệt thời hạn này là 90 ngày.
Thời hạn tạm đình chỉ tối đa đối với người lao động là bao nhiêu ngày?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ?
Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ được quy định như sau:
- Trường hợp không xử lý kỉ luật người lao động: hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
- Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn quy định thì có bị xử lý gì không?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với người sử dụng lao động như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động;
d) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
đ) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự; thủ tục; thời hiệu theo quy định của pháp luật;
e) Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
g) Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.”
Như vậy, theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 19 Nghị định này, nếu công ty bạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động quá thời hạn quy định thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022 công ty bạn còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể phải trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?