Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương không?
- Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương không?
- Người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng thang lương, bảng lương bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Việc tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương được quy định tại khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
...
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Theo đó, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Như vậy, pháp luật chỉ bắt buộc người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng thang lương, bảng lương bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với vi phạm về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, trong trường hợp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương mà người sử dụng lao động không thực hiện thì có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt này là mức phạt dành cho cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?
Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 thì nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:
(1) Không được cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
(2) Công nhận và tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đã được thành lập hợp pháp.
(3) Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.
Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
(4) Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
(5) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần tham gia hội đồng trường cao đẳng công lập có phải bố trí bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh trình độ sơ cấp thực hiện theo hình thức nào? Bảo đảm thời gian thực học tối thiểu bao nhiêu giờ?
- Mẫu email chúc Tết Dương lịch cho khách hàng là mẫu nào? Tải về Mẫu email chúc Tết Dương lịch cho khách hàng?
- Tổng hợp 02 mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chuẩn Nghị định 138? Tải về 02 mẫu?
- Mẫu Thông báo giao hàng theo hợp đồng kiêm đề nghị thanh toán mới nhất? Hướng dẫn soạn Thông báo giao hàng?