Người sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước được quyền khiếu nại và đòi Ngân hàng Phát triển Việt Nam bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
- Người sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước được quyền khiếu nại và đòi Ngân hàng Phát triển Việt Nam bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
- Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện giao dịch thanh toán chậm gây thiệt hại cho Người sử dụng dịch vụ thì phải có trách nhiệm gì?
- Tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ thanh toán và Ngân hàng Phát triển có buộc phải giải quyết bằng thoả thuận trước khi khởi kiện không?
Người sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước được quyền khiếu nại và đòi Ngân hàng Phát triển Việt Nam bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về quyền của người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Quyền của người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
1- Thoả thuận với Ngân hàng Phát triển Việt Nam về hạn mức thấu chi và các thoả thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2- Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 20 quy chế này.
3- Khiếu nại và đòi Ngân hàng Phát triển Việt Nam bồi thường thiệt hại khi Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện đầy đủ, đúng các quy định nhưng Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thoả thuận; không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không đúng số tiền, người được thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh thanh toán đó; thu phí dịch vụ thanh toán không theo loại phí hoặc mức phí mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã công bố và các vi phạm khác.
Như vậy, theo quy định thì Người sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước được quyền khiếu nại và đòi Ngân hàng Phát triển Việt Nam bồi thường thiệt hại trong những trường hợp sau đây:
(1) Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện đầy đủ, đúng các quy định nhưng Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thoả thuận;
(2) Ngân hàng Phát triển Việt Nam không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không đúng số tiền, người được thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh thanh toán đó;
(3) Ngân hàng Phát triển Việt Nam thu phí dịch vụ thanh toán không theo loại phí hoặc mức phí mà Ngân hàng đã công bố
(4) Các vi phạm khác.
Người sử dụng dịch vụ thanh toán trong nước được quyền khiếu nại và đòi Ngân hàng Phát triển Việt Nam bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện giao dịch thanh toán chậm gây thiệt hại cho Người sử dụng dịch vụ thì phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1- Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện giao dịch thanh toán chậm, sai sót do lỗi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gây thiệt hại cho Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo mức phạt chậm trả tối đa bằng mức lãi suất quá hạn loại cho vay cao nhất tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam; số ngày và người thụ hưởng số tiền phạt do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định phù hợp với quy định của pháp luật.
2- Trường hợp Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc Ngân hàng Phát triển Việt Nam vi phạm các quy định do Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành, các thoả thuận, cam kết giữa Người sử dụng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gây thiệt hại thì bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện giao dịch thanh toán chậm do lỗi của Ngân hàng mà gây thiệt hại cho Người sử dụng dịch vụ thanh toán thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Người sử dụng dịch vụ thanh toán theo mức phạt chậm trả tối đa bằng mức lãi suất quá hạn loại cho vay cao nhất tại Ngân hàng.
Số ngày và người thụ hưởng số tiền phạt do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định phù hợp với quy định của pháp luật.
Tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ thanh toán và Ngân hàng Phát triển có buộc phải giải quyết bằng thoả thuận trước khi khởi kiện không?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy chế hoạt động thanh toán trong nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-HĐQL năm 2006 quy định về tranh chấp và giải quyết tranh chấp như sau:
Tranh chấp và giải quyết tranh chấp.
1- Trường hợp có khiếu nại hoặc tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ thanh toán và Ngân hàng Phát triển, trước hết các bên liên quan cần giải quyết bằng thoả thuận.
2- Nếu hai bên không thoả thuận được về việc giải quyết tranh chấp thì có thể thoả thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp để xử lý.
3- Trường hợp không thoả thuận được về việc giải quyết tranh chấp và về cơ quan giải quyết tranh chấp, các bên liên quan có thể khởi kiện trước cơ quan pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ thanh toán và Ngân hàng Phát triển trước hết cần giải quyết bằng thoả thuận.
Nếu không giải quyết bằng thoả thuận được thì các bên có thể thoả thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp để xử lý.
Trường hợp cả 2 phương án trên đều không thỏa thuận được thì các bên liên quan có thể khởi kiện trước cơ quan pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?