Người sử dụng dịch vụ bưu chính được khiếu nại về việc mất bưu gửi khi đáp ứng điều kiện gì? Người khiếu nại có thể gửi khiếu nại bằng hình thức nào?
Người sử dụng dịch vụ bưu chính được khiếu nại về việc mất bưu gửi khi đáp ứng điều kiện gì?
Người sử dụng dịch vụ bưu chính được khiếu nại về việc mất bưu gửi (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT quy định như sau:
Điều kiện để khiếu nại được giải quyết
1. Người khiếu nại phải thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Việc khiếu nại phải được thực hiện trong thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
Theo đó, người sử dụng dịch vụ bưu chính muốn khiếu nại về việc mất bưu gửi của mình được giải quyết thì phải được thực hiện trong thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT.
Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT quy định thời hiệu khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính như sau:
Thời hiệu khiếu nại
1. Thời hiệu khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính:
a) Sáu (06) tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày bưu gửi được chấp nhận;
b) Một (01) tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
2. Thời hiệu khiếu nại đối với dịch vụ viễn thông và internet; công nghệ thông tin và điện tử; báo chí; xuất bản; phát thanh, truyền hình:
a) Về giá cước là một (01) tháng kể từ ngày nhận được thông báo hoặc hóa đơn thanh toán cước đầu tiên hoặc kể từ ngày thanh toán cước dịch vụ;
b) Về chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và các vi phạm khác là ba (03) tháng kể từ ngày sử dụng dịch vụ hoặc xảy ra vi phạm.
Như vậy, để khiếu nại của mình được giải quyết thì người sử dụng dịch vụ bưu chính phải thực hiện việc khiếu nại về việc mất bưu gửi của mình trong thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi.
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Bưu chính 2010 thì thời gian toàn trình của bưu gửi là khoảng thời gian tính từ khi bưu gửi được chấp nhận cho đến khi được phát cho người nhận.
Trường hợp người khiếu nại về việc mất bưu chính là người già yếu thì có được ủy quyền cho người khác khiếu nại không?
Tại Điều 3 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ
1. Tự mình khiếu nại những sai sót liên quan trực tiếp đến dịch vụ do bên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cung cấp.
2. Có quyền rút đơn khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Việc rút đơn khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản.
3. Trường hợp người sử dụng dịch vụ là người chưa thành niên, người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại.
Căn cứ quy định trên thì trong trường hợp người khiếu nại về việc mất bưu chính là người già yếu không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại.
Người khiếu nại về việc mất bưu gửi có thể gửi khiếu nại bằng hình thức nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT quy định về hình thức khiếu nại của người sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:
Hình thức khiếu nại
Người sử dụng dịch vụ có thể khiếu nại trực tiếp tại trụ sở của bên cung cấp dịch vụ hoặc gián tiếp qua điện thoại; khiếu nại bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử với bên cung cấp dịch vụ các nội dung liên quan đến dịch vụ đã được cung cấp.
Theo đó, người sử dụng dịch vụ bưu chính có thể khiếu nại về việc mất bưu gửi của mình bằng các hình thức sau:
- Trực tiếp tại trụ sở của bên cung cấp dịch vụ;
- Gián tiếp qua điện thoại;
- Khiếu nại bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử với bên cung cấp dịch vụ các nội dung liên quan đến dịch vụ đã được cung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?