Người song tính là gì? Khi chuyển đổi giới tính có bắt buộc phải đăng ký thay đổi hộ tịch hay không?
Người song tính là gì?
Song tính (còn có tên gọi khác là bisexual hoặc lưỡng tính) là cụm từ được dùng để chỉ người có xu hướng tính dục đồng thời với 2 giới nam và nữ.
Ngoài ra, theo Phụ lục 1c Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 cũng có giải thích song tính là người có xu hướng tính dục với cả hai giới mình.
Và cũng theo Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 thì những người đồng tính, song tính và chuyển giới có nguy cơ cao bị bạo lực và xâm hại tình dục do các định kiến của xã hội.
Người song tính là gì? (Hình từ Internet)
Khi chuyển đổi giới tính có bắt buộc phải đăng ký thay đổi hộ tịch hay không?
Theo Phụ lục 1c Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục ban hành kèm Quyết định 3133/QĐ-BYT năm 2020 giải thích thì chuyển đổi giới tính là người đã thực hiện quá trình can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của một người đã có giới tính sinh học hoàn thiện để phù hợp với nhận diện giới của họ.
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển đổi giới tính:
Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Căn cứ Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015:
Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau:
Nội dung đăng ký hộ tịch
...
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
...
Đối chiếu với các quy định vừa nêu ở trên thì khi cá nhân chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Ngoài ra, cá nhần còn có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
Pháp luật không cho phép chuyển đổi giới tính trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc xác định lại giới tính
1. Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
2. Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.
3. Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.
Theo quy định trên thì việc xác định lại giới tính phải bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc xác định lại giới tính như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm
1. Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.
2. Thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
3. Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác.
4. Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
Như vậy, mặc dù pháp luật cho phép cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Tuy nhiên, việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính là hành vi bị nghiêm cấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?