Người quyết định tạm dừng cuộc thanh tra có phải gửi thông báo quyết định tạm dừng đến đối tượng thanh tra không?
Người quyết định tạm dừng cuộc thanh tra có phải gửi thông báo quyết định tạm dừng đến đối tượng thanh tra không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật Thanh tra 2022 có quy định về tạm dừng cuộc thanh tra cụ thể như sau:
Tạm dừng cuộc thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra quyết định tạm dừng cuộc thanh tra trong trường hợp sau đây:
a) Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra;
b) Đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra mà có lý do chính đáng và được người ra quyết định thanh tra đồng ý; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra không quá 30 ngày.
2. Khi tạm dừng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét hủy bỏ biện pháp đã áp dụng hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhưng phải bảo đảm không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
3. Người ra quyết định thanh tra quyết định tiếp tục cuộc thanh tra khi lý do của việc tạm dừng cuộc thanh tra không còn hoặc hết thời hạn tạm dừng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, quyết định tiếp tục cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra có thể quyết định tạm dừng cuộc thanh tra trong các trường hợp nêu trên.
Tuy nhiên, theo quy định này thì pháp luật chỉ yêu cầu quyết định tạm dừng cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra mà không quy định cụ thể ai có trách nhiệm gửi quyết định tạm dừng cuộc thanh tra.
Lưu ý: Khi tạm dừng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét hủy bỏ biện pháp đã áp dụng hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhưng phải bảo đảm không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
Người quyết định tạm dừng cuộc thanh tra có phải gửi gửi thông báo quyết định tạm dừng cuộc thanh tra đến đối tượng thanh tra không? (Hình từ Internet)
Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra có tính vào thời hạn thanh tra không?
Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra được quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.
Như vậy, theo quy định này thì thời gian tạm dừng cuộc thanh tra không tính vào thời hạn thanh tra.
Một cuộc thanh tra hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo quy định tại Điều 49 Luật Thanh tra 2022 có quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Như vậy, theo quy định này, ta có thể thấy một cuộc thanh tra hành chính được tiến hành theo 3 giai đoạn: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra trực tiếp và kết thúc cuộc thanh tra.
Với mỗi giai đoạn sẽ bao gồm các bước cụ thể khác nhau:
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
- Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
- Ban hành quyết định thanh tra;
- Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
- Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
Bước 2: Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
- Công bố quyết định thanh tra;
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
- Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
Bước 3: Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
- Báo cáo kết quả thanh tra;
- Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
- Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
- Ban hành kết luận thanh tra;
- Công khai kết luận thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?