Người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
- Người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ chuyên môn gì?
- Người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
- Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp đối với người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp như thế nào?
Người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ chuyên môn gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình độ chuyên môn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.
2. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.
3. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:
a) Đối với chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn. Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;
b) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác quy định tại điểm a Khoản này, chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.
4. Thợ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này. Thợ mìn phải có thời gian làm công việc phục vụ nổ mìn tối thiểu 06 tháng.
Như vậy, người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.
Người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không? (Hình từ Internet)
Người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định về các đối tượng phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp như sau:
Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
3. Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.
4. Chỉ huy nổ mìn.
5. Thợ mìn.
6. Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.
Như vậy, người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp sẽ phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp đối với người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định về nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp như sau:
Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
1. Nội dung huấn luyện đối với người quản lý
a) Quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
b) Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển;
c) Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều này.
...
8. Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
a) Phân loại và phương pháp phát hiện các tình huống khẩn cấp; các hành động khi phát hiện tình huống khẩn cấp;
b) Xác định các tác động có thể gây nguy hiểm đối với người, phương tiện, thiết bị tại hiện trường và các vị trí, sơ đồ thoát hiểm; quyết định cần thiết khi phải sơ tán;
c) Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố mất an toàn vật liệu nổ công nghiệp: Thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ; liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở;
d) Phương pháp, biện pháp ứng phó các tình huống khẩn cấp;
đ) Công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả của sự cố;
e) Kế hoạch khắc phục hậu quả, khôi phục hoạt động của máy, thiết bị, công trình đã xảy ra sự cố.
Như vậy, nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp đối với người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp bao gồm:
+ Quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
+ Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển;
+ Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
+ Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
+ Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 8 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?